Danh mục

Tiên đoán của K.Marx – F.Engels về toàn cầu hóa trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 196.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này làm rõ “Tiên đoán của K.Marx – F.Engels về toàn cầu hóa” qua việc nghiên cứu tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã thực hiện 167 năm trước đây! Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiên đoán của K.Marx – F.Engels về toàn cầu hóa trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH HuếTập 6, Số 2 (2016)TIÊN ĐOÁN CỦA K.MARX – F.ENGELS VỀ TOÀN CẦU HÓATRONG TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”Hồ Minh ĐồngKhoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học – Đại học HuếEmail: hominhdong55@gmail.comTÓM TẮT“Xu thế toàn cầu hóa”, “xu thế hội nhập”,… là những cụm từ được dùng khá nhiều trongcác sách báo, trong các hội nghị khoa học ở các nước vào những năm cuối cùng của thế kỷXX và đầu thế kỷ XXI. Xu thế đó đã và đang làm cho tất cả các dân tộc với các chính thểkhác nhau dựa trên sức mạnh vật chất khác nhau xích lại gần nhau. Ở Việt Nam, nhữngcụm từ trên cũng được nhắc đến nhiều lần khi chúng ta đã gia nhập ASEAN, WTO và sắptới với TTP. Một số câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề này là: xu thế toàn cầu hóa có thựcsự là thiết yếu hay không, nếu có thì cơ sở nào tạo nên tính tất yếu đó? Triết học Mác Lênin với tính cách là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận đã tiên đoán như thếnào và chúng ta phải chuẩn bị những hành trang gì trong thời kỳ toàn cầu hóa để pháttriển? Tác giả bài viết này cố gắng làm rõ “Tiên đoán của K.Marx – F.Engels về toàn cầuhóa” qua việc nghiên cứu tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mà các ông đã thựchiện 167 năm trước đây!Từ khóa: Tiên đoán, K.Marx – F.Engels, toàn cầu hóa, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.1. Xu thế toàn cầu hóa của thời đại là một tất yếu - hay rõ hơn, nó là quy luật vận độngcủa xã hội hiện đại. Khi chúng ta đã thừa nhận nó là “quy luật” thì không thể xem thường nó,không được bất chấp nó mà chỉ có thể chấp nhận sự tác động của nó với tính cách một đốitượng bị tác động với mức độ khác nhau của tính tự giác mà thôi. Xu thế toàn cầu hóa của thờiđại là một quy luật không phải là phát hiện của thời đại chúng ta – đó là tư tưởng được phát hiệntrong thời đại Marx, được chính K.Marx – F.Engels nêu ra ngay trong “Tuyên ngôn của ĐảngCộng sản”.Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 đã làm xuất hiện nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa cùng với sự ra đời của giai cấp công nhân. Sự bóc lột của giai cấp tưsản đã đẩy phong trào công nhân lên cao – nhưng đó chỉ là những cuộc đấu tranh mang tính tựphát, thiếu tổ chức. Về cơ bản, giai cấp công nhân lúc bấy giờ chưa giác ngộ được địa vị củamình trong tiến trình lịch sử. Vì vậy, cần phải có một cương lĩnh chính trị hội đủ yếu tố cáchmạng và khoa học làm kim chỉ nam hướng dẫn hành động của phong trào công nhân.117Tiên đoán của K.Marx – F.Engels về toàn cầu hóa trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”Tháng 11- 1947, Đại hội “Liên đoàn những người cộng sản” đã giao K.Marx - F.Engelscho soạn thảo cương lĩnh dưới hình thức “Tuyên ngôn”. Và tháng 1 năm 1848 “Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản” do K.Marx – F.Engels soạn thảo xong, xuất bản bằng nhiều thứ tiếng từ cuốitháng 2 – 1848. Với sự xuất hiện của “Tuyên ngôn” với những quan điểm suy vật lịch sử đúngđắn rằng biến đổi về kinh tế và sự biến đổi về cơ cấu xã hội của thời đại luôn là nguyên nhâncủa những thay đổi về quan điểm tư tưởng và chính trị; rằng, giai cấp công nhân công nghiệp cósứ mệnh lịch sử đào huyệt cho chủ nghĩa tư bản; rằng, giai cấp công nhân công nghiệp muốnhoàn thành sứ mệnh lịch sử đó phải gắn cuộc giải phóng mình với sự giải phóng toàn xã hội.“Tuyên ngôn” đã khẳng định “Cộng sản” không còn là bóng ma ở Châu Âu mà đã trở thành mộtthế lực thật sự. Hơn 167 năm qua, “Tuyên ngôn” luôn bị các thế lực phản động xuyên tạc và phủđịnh các tư tưởng bất hủ của nó. Việc nghiên cứu và làm rõ “Tiên đoán của K.Marx – F.Engelsvề toàn cầu hóa” trong tác phẩm có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn. Nó phủ định mọi sựxuyên tạc về vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung, vai trò của triết học Marx nói riêng.Niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê nin không phải là niềm tin hão huyền, mù quáng mà thực sự làniềm tin khoa học.Theo K.Marx – F.Engels, cơ sở kinh tế của xu thế toàn cầu hóa là sự xuất hiện của nềnđại công nghiệp, chính “Đại công nghiệp đã tạo nên thị trường thế giới” [1;542]. Vì luôn luôn bịthúc đẩy bởi “nhu cầu về những nơi tiêu thụ mới, giai cấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu. Nóphải xâm nhập vào khắp nơi, khai thác khắp nơi” [1,545]. Giai cấp tư sản đã “lôi cuốn nhữngdân tộc dã man vào trào lưu văn minh”, đã bắn thủng những bức tường thành kiên cường vàngoan cố do chế độ phong kiến xây dựng (cả về phương thức sản xuất lẫn thang bậc đạo đức…)bằng giá rẻ của sản phẩm được tạo ra bởi nền đại công nghiệp. Sự biến đổi đến chóng mặt củalực lượng sản xuất nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất. Sự phát triển của sản xuất dựa trênmáy móc công nghiệp đã “bắt nông thôn phải phục tùng thành thị”, đã làm cho tình trạng phântán tư liệu sản xuất, phân tán tài sản và phân tán dân cư bị xóa bỏ. Thay cho tình trạng phân tánnói trên là xu thế tập trung và thống nhất. Tập trung tư liệu sản xuất, tập trung vốn và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: