Thông tin tài liệu:
Phần 1: Tóm tắt những kết quả và những kết luận chính của cuộc điều tra Phần này không được dài quá 2 - 3 trang. Phần 2: Phần giới thiệu Mô tả những vấn đề và nhu cầu dẫn đến việc tiến hành cuộc điều tra. Cuối phần này sẽ trình bày một cách rõ ràng mục tiêu cuộc điều tra. Phần 3: Phương pháp và quy trình điều tra Mô tả phương pháp điều tra bao gồm kế hoạch chọn mẫu, huấn luyện điều tra viên, các khía cạnh có liên quan và ảnh hưởng đến cuộc điều...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIẾP CẬN CỘNG ĐỒNG part 7 Phần 1: Tóm tắt những kết quả và những kết luận chính của cuộc điều tra Phần này không được dài quá 2 - 3 trang. Phần 2: Phần giới thiệu Mô tả những vấn đề và nhu cầu dẫn đến việc tiến hành cuộc điều tra. Cuối phầnnày sẽ trình bày một cách rõ ràng mục tiêu cuộc điều tra. Phần 3: Phương pháp và quy trình điều tra Mô tả phương pháp điều tra bao gồm kế hoạch chọn mẫu, huấn luyện điều traviên, các khía cạnh có liên quan và ảnh hưởng đến cuộc điều tra. Phần 4: Kết quả và bàn luận Phần này thường dài nhất và bao gồm các bảng và những thông tin thu được khiphân tích kết quả điều tra. Phần 5: Kết luận và khuyến nghị Phần này đưa ra những đề xuất, khuyến cáo cần thay đổi. Các đề xuất, khuyếnnghị đưa ra cần phải dựa trên kết quả và những kết luận rút ra được từ cuộc điều tra.Không đưa ra những khuyến nghị, đề xuất chung chung hay dựa trên ý kiến chủ quancủa người nghiên cứu. Ngoài ra bản báo cáo còn có thể bao gồm các phần sau: phụ lục, danh sách tàiliệu tham khảo. Báo cáo điều tra phải rõ ràng, dễ đọc. Mỗi khía cạnh của các vấn đề thảo luậntrong báo cáo phải được trình bày dưới những đề mục nhỏ cùng với các bảng số liệucó liên quan.4. Kỹ thuật phỏng vấn và điền bộ câu hỏi Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi có sẵn là một phương pháp thường áp dụng trongđiều tra, nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng nói riêng và các nghiên cứu khoa học nóichung. Đây là một kỹ thuật thu thập thông tin theo phương pháp nghiên cứu địnhlượng. Thứ tự của việc cung cấp thông tin cho người trả lời, thứ tự từng phần (chủ đề)và thứ tự các câu hỏi có tầm quan trọng lớn nếu như muốn người trả lời thích thú vớicuộc phỏng vấn. Thứ tự này khác nhau trong những cuộc điều tra khác nhau nhưngthông thường là như sau: i. Người phỏng vấn tự giới thiệu và giải thích ngắn gọn về nghiên cứu. ii. Người trả lời được đảm bảo rằng: - Thông tin là hoàn toàn được giữ kín. - Cuộc phỏng vấn sẽ chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó (15 - 20 phút 47chẳng hạn). iii. Hỏi về phần thủ tục hành chính như tến, tuổi, địa chỉ... iv. Người phỏng vấn giới thiệu những phần mới của bộ câu hỏi bằng những câungắn gọn nhằm: - Giới thiệu lý do của việc muốn thu thập thông tin về chủ đề tiếp theo. - Cho người trả lời có thời gian nghỉ trong cuộc phỏng vấn. - Tạo cho người trả lời chuyển sự chú ý từ phần cũ sang phần mới. v. Trong mỗi phần, những câu hỏi được xếp đặt theo một thứ tự lô gích vàthường được phát triển từ đơn giản, dễ trả lời tới khó hơn. vi. Những câu hỏi về những sự kiện khó, gây bối rối cho người trả lời phải đượcđặt vào phần phù hợp của bộ câu hỏi. vii. Kết thúc cuộc phỏng vấn bằng những câu cám ơn lịch sự gồm: - Nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu. - Nhắc lại rằng thông tin sẽ được giữ kín.5. Trình bày kết quả điều tra, nghiên cứu5.1. Bảng số liệu Bảng số liệu là một bảng trong đó các số liệu được sắp xếp theo các hàng và cáccột Tác dụng của một bảng là biểu thị tần số xuất hiện các sự kiện ở các nhóm hay thứnhóm khác nhau đối với biến số đáng xét. Hầu hết các biến định lượng đều có thểđược trình bày vào bảng. Chính từ các bảng số liệu này ta mới có thể tiến hành vẽ đồthị và các biểu đồ. Các bảng càng đơn giản càng tốt. Thường hai hay ba bảng nhỏ thích hợp hơn mộtbảng lớn chứa đựng tất cả các chi tiết cho các bảng trên. Nói chung, một bảng số liệutối đa có thể dễ dàng đọc và phân tích được là 3 biến số. Tất cả các bảng phải có: - Tên của bảng phải rõ, chính xác, đầy đủ. Tến bảng phải trả lời được các câuhỏi: cái gì, khi nào, ở đâu? - Tên của mỗi hàng, mỗi cột phải rõ ràng, chính xác; phải ghi các đơn vị đolường. - Các thuật ngữ viết tắt, mã hoá phải được ghi chú ở bên dưới. - Nguồn gốc các dữ kiện cũng phải dược ghi dưới bảng. Có 2 loại bảng cơ bản: Bảng 1 chiều (còn gọi là bảng phân phối tần số - frequency distribution): bảng48chỉ gồm 2 cột, cột thứ nhất ghi các lớp mà số liệu được nhóm lại (ví dụ: các nhómtuổi), cột thứ 2 ghì tần số cho mỗi lớp (số trường hợp ở mỗi nhóm tuổi). Ví dụ: Bảng 3: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu 100 người dân Tuổi Tần số (1) (2) 0 - 4tuổi 3 5 - 9tuổi 7 10 - 14 tuổi 5 14 - 19 tu ổi 7 20 - 24 tuổi 8 25 - 29 tuổi 15 30 - 34 tuổi 20 35 - 39 tuổi 17 40 - 44 tuổi ...