Danh mục

Tiếp cận vị thế vai trò xã hội trong phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 85.59 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích các vị thế - vai trò xã hội của người giảng viên trường cao đẳng, từ đó xác định một số định hướng để phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng, bao gồm: khẳng định, nâng tầm vị thế và vai trò xã hội của người giảng viên trường cao đẳng; phân loại giảng viên theo nhóm tương ứng với 4 mô hình vị thế - vai trò xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo, sử dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên; xây dựng, ban hành và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giảng viên trường cao đẳng; chú trọng thực chất đến chính sách tôn vinh đãi ngộ xứng đáng đối với giảng viên trường cao đẳng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiếp cận vị thế vai trò xã hội trong phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n12.45 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 12, pp. 45-49 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn TIẾP CẬN VỊ THẾ - VAI TRÒ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Bùi Kiến Thiết1 Tóm tắt. Trên cơ sở khái quát về tiếp cận vị thế - vai trò xã hội, bài viết phân tích các vị thế - vai trò xã hội của người giảng viên trường cao đẳng, từ đó xác định một số định hướng để phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng, bao gồm: khẳng định, nâng tầm vị thế và vai trò xã hội của người giảng viên trường cao đẳng; phân loại giảng viên theo nhóm tương ứng với 4 mô hình vị thế - vai trò xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo, sử dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên; xây dựng, ban hành và áp dụng chuẩn nghề nghiệp giảng viên trường cao đẳng; chú trọng thực chất đến chính sách tôn vinh đãi ngộ xứng đáng đối với giảng viên trường cao đẳng. Từ khóa: Vị thế xã hội, phát triển nhân lực, giảng viên. 1. Đặt vấn đề Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trường cao đẳng. Trường cao đẳng muốn phát triển bền vững cần làm tốt công tác phát triển đội ngũ giảng viên. Phát triển đội ngũ giảng viên có thể được thực hiện theo những tiếp cận khác nhau. Một trong những tiếp cận đó là tiếp cận vị thế - vai trò xã hội. Tiếp cận này đòi hỏi trường cao đẳng phải luôn hướng đến việc làm cho mỗi giảng viên của nhà trường cố gắng đóng đúng vị thế - vai trò xã hội; không được lạm dụng đóng lệch vị thế - vai trò xã hội; giảm tối đa xung đột vị thế - vai trò xã hội; đồng thời khắc phục được tình trạng đóng nhầm vị thế và vai trò xã hội. Vai trò xã hội là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Nó nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế xã hội nhất định trong xã hội [1]. Vai trò xã hội là mô hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế xã hội nhất định, để thực hiện quyền, lợi ích và trách nhiệm tương ứng với các vị thế xã hội đó. Đồng thời, nó còn là hành vi người ta mong đợi (được làm, được thực hiện) ở mỗi địa vị xã hội cho trước [2,3]. 2. Khái quát về tiếp cận vị thế - vai trò xã hội Tiếp cận vị thế - xã hội là quá trình xem xét/giải quyết một vấn đề nào đó đối với cá nhân, tổ chức hoặc xã hội dựa trên những quan điểm lý luận cơ bản của xã hội học về vị thế - vai trò xã hội. Lý luận này đã khái quát: mỗi cá nhân, mỗi tổ chức muốn phát triển bền vững thì cá nhân (với tư cách là thành viên của tổ chức/cộng đồng/xã hội) phải thực hiện tốt vị thế - vai trò xã hội của mình và phải được tạo cơ hội để không ngừng vươn lên các vị thế xã hội cao hơn gắn liền với các vai trò xã hội ngày một tích cực hơn. Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm, lợi ích và giá trị xã hội kèm theo. Nó thể hiện thứ bậc dành cho mỗi cá nhân trong cơ cấu tổ chức, nhóm xã hội, cộng đồng và trong toàn bộ hệ thống xã Ngày nhận bài: 10/11/2022. Ngày nhận đăng: 18/12/2022. 1 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội e-mail: kienthiet.edu@gmail.com 45 Bùi Kiến Thiết JEM., Vol. 14 (2022), No. 12. hội. Mỗi vị thế xã hội luôn có các nhiệm vụ, quyền lực, lợi ích, uy tín và sự kỳ vọng của xã hội. Mỗi cá nhân thường có nhiều vị thế xã hội khác nhau, nhưng sẽ luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân dung xã hội của họ. Vị thế xã hội và vai trò xã hội luôn gắn bó mật thiết với nhau. Không thể nói tới vị thế xã hội mà không nói tới vai trò xã hội và ngược lại. Nhiều vị thế sẽ dẫn đến nhiều vai trò xã hội; vị thế xã hội càng cao thì đòi hỏi vai trò xã hội càng tích cực. Khi vị thế xã hội thay đổi thì vai trò xã hội cũng thay đổi theo. Nếu thực hiện tốt vai trò xã hội thì sẽ củng cố và thăng tiến vị thế xã hội, ngược lại nếu không thực hiện tốt vai trò xã hội sẽ làm suy giảm, đánh mất vị thế xã hội. Trong mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội thì vị thế xã hội thường ổn định, ít biến đổi hơn so với vai trò xã hội. Nếu các vị thế khác nhau thì mức độ phức tạp của các vai trò xã hội gắn liền với chúng cũng khác nhau, do sự đòi hỏi, mong đợi của xã hội đối với chúng khác nhau [4]. Lý luận về vị thế - vai trò xã hội xác định 2 loại vị thế - xã hội và 4 mô hình/tình huống/khuynh hướng vị thế - vai trò xã hội để xác lập, đánh giá việc thực hiện vị thế và vai trò xã hội của cá nhân. Các loại vị thế - vai trò xã hội gồm: 1) Vị thế và vai trò xã hội gán cho do di ...

Tài liệu được xem nhiều: