Danh mục

TIỂU LUẬN: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 796.29 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu. Hiệu quả theo cách duy nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ít và kết quả mang lại càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêm ngặt chế độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TIỂU LUẬN: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp TIỂU LUẬN:Hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Chương Imột số lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp1.1 KháI niệm, ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vànâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường 1.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng nh ư các nhàquản lý kinh doanh quan tâm hàng đầu. Hiệu quả theo cách duy nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phảnánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu chi phí bỏ ra càng ítvà kết quả mang lại càng nhiều thì điều đó có ý nghĩa hiệu quả kinh tế càng caovà ngược lại. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường để thực hiện nghiêmngặt chế độ hạch toán kinh tế, đảm bảo lấy doanh thu bù đắp được chi phí và cólãi đòi hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả cao để doanhnghiệp có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế có nhiều thành phần, cócạnh tranh và quan hệ quốc tế với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trùkinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trìnhđộ khai thác các nguồn lực( nhân tài, vật lực, nguồn vốn…) và trình độ chi phícác nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinhdoanh. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước tahiện nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xãhội. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh sự đóng góp của doanhnghiệp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Còn hiệu quả xã hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạtđộng góp phần nâng cao trình độ văn hoá xã hội và lĩnh vực thoả mãn nhu cầuhàng hoá - dịch vụ, góp phần nâng cao văn minh xã hội…Tiêu chuẩn của hiệuquả xã hội là sự thoả mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự tương ứng với cácnguồn nhân tài, vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó. Hiện nay hiệu quả xã hội củahoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các biện pháp xã hội của Nhànước trong từng thời kỳ. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhấtvới nhau. Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồngthời doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xâydựng công trình công cộng, xoá đói giảm nghèo…. Như vậy, doanh nghiệp vừađạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả xã hội. Nếu doanh nghệp có hiệuquả kinh tế kém thì cũng không đạt được hiệu quả xã hội. Đối với doanh nghiệpNhà nước được giao nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục đích phục vụ hải đảo, miềnnúi thì chi phí rất cao làm cho giá thanh toán trở thành đặc biệt, cao hơn giá thịtrường chấp nhận hoặc giá chỉ đạo của Nhà nước do đó doanh nghiệp sẽ thua lỗ.Vì vậy, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế, nhưng thực hiện đượchiệu quả xã hội. Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉlà tương đối vì có thể chỉ tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xãhội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quảkinh tế một cách độc lập mà còn xem xét cả hiệu quả xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinhdoanh phải đem lại hiệu quả.Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệuquả kinh tế bởi vì có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triểnđược. Trong khoá luận này, khi nói đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhchỉ xét trên phương diện hiệu quả kinh tế. Ta có thể mô tả hiệu quả kinh tế bằngcông thức sau: Kết quả đạt được Hiệu quả = kinh tế Hao phí các nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đạt được 1.1.2 ý nghĩa của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Như chúng ta đã biết, mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệplà lợi nhuận hay nói rộng hơn là tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinhdoanh của mình. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lựccủa doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất mà biểu hiện cụ thể của nó là lợinhuận và chi phí thấp nhất. Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi doanh nghiệp đãtrừ đi mọi khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh. Nhờ thu được lợinhuận doanh nghiệp mới có điều kiện để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Từ đókhông những tạo điều kiện để nâng cao đời sống của chính công nhân viên trongdoanh nghiệp mà còn nâng cao điều kiện để phục vụ khách hàng, thực hiện nghĩavụ với Nhà nước. Do vậy, một yêu cầu đặt ra đối với bất kì doanh nghiệp và cácnhà quản lý là cần thiết phải đánh giá hiệu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: