Danh mục

Tiểu luận: Mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt Nam

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 656.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu luận: Mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt Nam trình bày lý luận chung về khủng hoảng tài chính, các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt Nam, giải pháp hoàn thiện mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt NamMÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦYNHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20 Tiểu luận MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM 1MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦYNHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20Lý luận về khủng hoảng tài chính 1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính là một biến cố mà khi đó các khu vực tài chính và các tổchức kinh tế có sự vỡ nợ với số lượng lớn, các tập đoàn và định chế tài chính phải đối mặt vớirất nhiều khó khăn với những hợp đồng đến hạn thanh toán. 2. Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù 2.1 Khủng hoảng tiền tệ (Goldstein, Kaminsky và Reinhart) Là trạng thái mà ở đó, có một cuộc tấn công vào đồng tiền nội tệ dẫn đến sự thâmhụt phần lớn dự trữ ngoại hối và làm mất giá nhanh chóng đồng tiền nội tệ. 2.2 Khủng hoảng ngân hàng (Demirgu Kunt và Detragiache 1998) Khủng hoảng ngân hàng xảy ra nếu ít nhất 1 tiêu chí xảy ra: + Tỷ lệ nợ xấu NPLs so với tổng vốn cho vay trong hệ thống ngân hàng vượt quá10% + Chi phí cho hoạt động cứu trợ ngân hàng tối thiểu bằng 2% GDP. + Giai đoạn cứu trợ kéo theo hoặc là quốc hữu hóa các ngân hàng ở quy mô lớn,hoặc là hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt khỏi ngân hàng, hoặc các biện pháp khẩn cấp khác nhưđóng băng tiền gửi, cho phép ngân hàng nghỉ giao dịch, phát hành bảo lãnh Chính phủ. 2.3 Khủng hoảng nợ: là tình trạng một quốc gia không có khả năng chi trả cáckhoản nợ vay đến hạn. 2.4 Khủng hoảng kép. + Khủng hoảng kép loại 1: là một cuộc khủng hoảng tiền tệ theo sau khủnghoảng ngân hàng. + Khủng hoảng kép loại 2: là khủng hoảng nợ đi kèm với khủng hoảng tiền tệ. 3. Các mô hình khủng hoảng cơ bản 3.1 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được xây dựng bởi P. Krugman (1979), môhình này chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kện tỷ giácố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công. 2MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦYNHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20 3.2 Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld (1994 và 1995) xây dựng.Môhình này đề cập về kỳ vọng của các nhà đầu tư về chính sách tỷ giá của Chính phủ là thả nổihay cố định từ đó đưa ra các cuộc tấn công tiền tệ. 3.3 Các mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999) xây dựng,đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Việc tựdo hóa tài khoản vốn thiếu một trình tự thích hợp đã dẫn đến hai hệ quả là tiền đề cho cuộckhủng hoảng kép: + Luồng vốn đổ vào ồ ạt vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai: đ iều này dẫnđến sự bành trướng tín dụng, đầu tư và tiêu dùng trong nước quá mức và kém hiệu quả + Vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn. I. Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam 1. Mô hình giám sát tài chính hiện hành của Việt Nam Hiện nay mô hình giám sát tài chính Việt Nam theo mô hình phân tán dựa trên cơsở thể chế. Theo đó NHNN thực hiện hoạt động thanh tra giám sát hoạt động các TCTD, BộTài chính thực hiện giám sát hoạt động chứng khoán và Bảo hiểm (chịu sự giám sát trực tiếpcủa Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Cục Bảo hiểm). 3MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM GV: TS. THÂN THỊ THU THỦYNHÓM 1-ĐÊM 6-NH-CHK20 2. Định hướng cấu trúc hệ thống tài chính Việt Nam Lịch sử Việt Nam đã trải qua hơn 4.000 năm, nhưng có thể nói rằng hệ thống tàichính Việt Nam - hệ thống tài chính do các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo (theo trường pháiĐức – Nhật, các trung gian tài chính, nhất là các ngân hàng đóng vai trò chính) bắt đầu hìnhthành rõ nét từ năm 1858, năm Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa củaPháp. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như làmột công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thịtrường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạtđộng theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài chotới ngày nay. Sau sự đổ bể của hệ thống các quỹ tín dụng trong giai đoạn 1986-1990, hai pháplệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợptác xã tín dụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: