Danh mục

Tiểu luận: Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012) gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo

Số trang: 44      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.27 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2012 trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Lạm phát của thế giới có xu hướng tăng lên, trong đó giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ (bản đầu vào của sản xuất), giá lương thực, và thực phẩm trên thế giới tăng cao.Trong khi đó, vào năm 2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiều nguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nới lỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 20082010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta....Đề tài Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012) gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo giúp các bạn hiểu về chính sách tiền tệ trong thời kỳ 2011 - 2012.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012) gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo Tiểu luận NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (2011-2012)GỢI Ý CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách Phát triển: PGS.TS. Đào Hùng TS.Nguyễn Thạc Hoát TS. Nguyễn Trọng Nghĩa ThS. Nguyễn Thế Vinh ThS. Nguyễn Việt Anh 1 Việt Nam bước vào giai đoạn 2011-2012 trong bối cảnh nền kinh tế trongnước đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Lạm phát của thế giới có xu hướngtăng lên, trong đó giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ (bản đầu vào của sản xuất),giá lương thực, và thực phẩm trên thế giới tăng cao.Trong khi đó, vào năm2011, giá cả trong nước tăng cao, áp lực lạm phát ngày càng tăng lên do nhiềunguyên nhân nội tại của nền kinh tế tích lũy từ trước đến nay và chính sách nớilỏng tiền tệ để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng trong thời gian 2008-2010, làm tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta. Nghị quyết Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI) tháng 10-2011 đã xác định giaiđoạn 2011-2015, ưu tiên hàng đầu của kinh tế Việt Nam là kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đi đôi với đổi mới mô hình tăngtrưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã đổimới quan điểm, điều chỉnh mục tiêu chính sách tiền tệ thực hiện các Nghị quyếtcủa Đảng và Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội, tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thể hiện rõ trong các nghị quyếtcủa Chính phủ 2011-20121. NHNN đã ban hành các văn bản chỉ đạo2 triển khai thực hiện CSTT,điều hành nhất quán, kiên định theo các định hướng mục tiêu của Đảng, Quốchội, Chính phủ về kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinhtế vĩ mô và nhiệm vụ đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tíndụng(TCTD). Về CSTT giai đoạn trước năm 2010 đã được đề cập trong nhiều côngtrình, dự án nghiên cứu cụ thể.Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôichỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của CSTT trong năm 2011 và2012.Những số liệu liên quan đến thời kỳ trước được sử dụng để phân tích, sosánh để làm rõ hơn CSTT 2011-2012.1 Nghị quyết 01/2011/NQ-CP; Nghị quyết 11/2011/NQ-CP, ngày 24/2/2011; Nghị quyết 01/2012/NQ-CP; Nghịquyết 13/2012/NQ-CP2 Chỉ thị 01/2011/CT-NHNN, ngày 4/3/2011; Chỉ thị 01/2012/CT-NHNN; Công văn 3739/NHNN ngày20/6/2012 thực hiện NQ 13; Chỉ thị 06/2012/CT-NHNN ngày 9/11/2012 2I. ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ2011-20121. Mục tiêu hàng đầu của CSTT: Thời kỳ 1997-2010, theo quy định của Luật NHNN 19973, quy định rõquan điểm CSTT đa mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, gópphần thúc đẩy kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sốngxã hội. Thời kỳ 2011-2012, Luật NHNN 20104, có hiệu lực từ 1/1/2011, chỉ quyđịnh một mục tiêu của CSTT, đó là:ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉtiêu lạm phát. Theo luật NHNN 2010, thì mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng củaCSTT của Việt Nam hiện nay là: Ổn định giá trị đồng tiền. Đây là sự đổi mới,hoàn thiện đúng hướng của CSTT ở VN, theo hướng CSTT đơn mục tiêu, phùhợp với các chuẩn mực quốc tế. Nghiên cứu quá trình hoạch định và thực mục tiêu kiểm soátlạm phát thờikỳ 2004-2012 cho thấy: Bảng 1.Lạm phát: Mục tiêu và kết quả thực hiệngiai đoạn 2004-2012 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mục tiêu Chỉ tiêu lạm phát mục tiêu 2011 đặt ra với mức kỳ vọng cao hơn nhiều sovới thực tế, gây áp lực lớn cho điều hành CSTT và buộc phải sử dụng công cụ,các biện pháp hành chính, ngắn hạn, gây sốc cho nền kinh tế. Năm 2011 lạm phát mục tiêu đề ra trong điều hành chính sách cũng dẫn đến những ảnh hưởng nhất định tới lạmphát.Nếu các Nghị quyết và chỉ thị nói trên được ban hành vào cuối năm 2010,thì hiệu quả kiềm chế lạm phát năm 2011 chắc sẽ đạt được kết quả khả quanhơn. Chỉ tiêu lạm phát mục tiêu năm 2012 đặt ra < 10% là sự lựa chọn hợp lýso với mức lạm phát thực tế các năm trước và thực trạng nền kinh tế. Kết quả kiểm soát lạm phát 2012 ước đạt ở mức 7% là thành công bướcđầu.Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp trong điều kiện nền kinh tế đang khókhăn, tổng cầu suy giảm quá mức sẽ gây những khó khăn cho kinh tế vĩ mô.Nếutỷ lệ lạm phát 2012 ở mức 9% thì hiệu quả của CSTT đạt được sẽ cao hơn rấtnhiều. Nhìn lạichỉ tiêulạm phát thực tế bình quân (2004-2012) là 11.16%/, lạmphát mục tiêu bình quân 2004-2012 là 8.6%/năm và thực trạng nền kinh tế thì ...

Tài liệu được xem nhiều: