Danh mục

Tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử dụng đất khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai TPHCM

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.71 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai, một khu vực thuộc địa bàn TPHCM, là nơi có loại đất đặc trưng (mang tính phèn). Để hòa nhịp được với tốc độ phát triển nhanh chóng và xu hướng phát triển bền vững thì chiến lược sử dụng tài nguyên đất sao cho hợp lý là vấn đề cần quan tâm. Trong giới hạn khả năng, tác giải đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử dụng đất ở khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai TPHCM” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về việc sử dụng đất của cộng đồng dân cư đồng thời cũng góp phần trong quá trình xây dựng nguồn tư liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử dụng đất khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai TPHCM Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC LÊ MINH XUÂN - PHẠM VĂN HAI TPHCM Bành Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu (Sinh viên năm 2, Khoa Địa lý) GVHD: ThS. Châu Hồng Thắng 1. Đặt vấn đề Đất là nguồn tài nguyên của mỗi quốc gia. Vì vậy việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này sao cho hợp lý là vấn đề rất quan trọng. Do những tính chất đặc trưng của đất mà mỗi khu vực có chiến lược sử dụng nguồn tài nguyên này khác nhau. Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh chóng như hiện nay thì câu hỏi về vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất vẫn đang cần được trả lời. Khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai, một khu vực thuộc địa bàn TPHCM, là nơi có loại đất đặc trưng (mang tính phèn). Để hòa nhịp được với tốc độ phát triển nhanh chóng và xu hướng phát triển bền vững thì chiến lược sử dụng tài nguyên đất sao cho hợp lý là vấn đề cần quan tâm. Trong giới hạn khả năng, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng khai thác và sử dụng đất ở khu vực Lê Minh Xuân - Phạm Văn Hai TPHCM” nhằm góp phần nâng cao nhận thức về việc sử dụng đất của cộng đồng dân cư đồng thời cũng góp phần trong quá trình xây dựng nguồn tư liệu. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp thực địa; - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3. Nội dung 3.1. Khái quát về khu vực Lê Minh Xuân- Phạm Văn Hai thuộc TPHCM 3.1.1. Vị trí địa lý Gồm xã Lê Minh Xuân và xã Phạm Văn Hai, nằm phía Tây Bắc huyện Bình Chánh (hình 1). Hình 1: Vị trí địa lí 120 Năm học 2009– 2010 3.1.2. Điều kiện tự nhiên: - Địa chất: là bãi bồi dạng bậc thềm thấp, thành phần là sét lẫn cát mịn chứa thực vật bị phân hủy kém tuổi Holocene. - Địa hình: bằng phẳng, độ cao trung bình là 0,5-4m phổ biến là 1-3m. - Khí hậu: Khu vực có chế độ khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều. Có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. - Thủy văn: kênh, rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều của sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, có chế độ bán nhật triều. - Thổ nhưỡng: Đất trong khu vực mang đậm tính phèn được phân thành hai loại: * Đất phèn tiềm tàng: là loại đất chứa pyrit (Fes2) còn giữ nguyên dạng. * Đất phèn hoạt động: là loại đất có được do đất phèn tiềm tàng chuyển hóa thành hợp chất sunfat trong điều kiện thoáng khí. - Khoáng sản: chủ yếu là than bùn phân bố dọc theo kênh An Hạ. 3.1.3. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội - Dân cư: Xã Phạm Văn Hai: 20.533 người. Xã Lê Minh Xuân: 33.000 người (2009). - Kinh tế xã hội: dân cư phần lớn là làm nghề nông. Một số ít lao động trong các xưởng, xí nghiệp có quy mô nhỏ phân bố rải rác. 3.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng đất ở khu vực LMX-PVH 3.2.1. Phát triển hệ thống thủy lợi rửa phèn Trước đây, khu vực này hầu hết đều bỏ hoang do đất bị phèn nặng, ngập úng quanh năm, không canh tác được. Với chủ trương dùng thủy lợi rửa phèn kết hợp với khai hoang lên liếp, hệ thống thủy lợi khu vực ra đời để đáp ứng nhu cầu canh tác của người dân. Trước năm 1975, toàn khu vực chỉ có hai hệ thống kênh Xáng đứng (kéo dài là kênh An Hạ) và kênh Xáng Ngang. Kênh chỉ có thể rửa phèn ở các vùng đất lân cận chứ không cải tạo được đất cả khu vực. Sau năm 1975, lực lượng thanh niên xung phong đã tiến hành đào các con kênh ngang dọc trong khu vực. Năm 1992-1996 tiến hành dự án nạo vét hệ thống kênh thủy lợi (không làm được trọn vẹn do kinh phí hạn hẹp). Hệ thống thủy lợi mới đã đáp ứng được phần nào nhu cầu canh tác của người dân trong khu vực. Hiện nay, hệ thống thủy lợi trong khu vực không ngừng được củng cố và phát triển. 121 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Röûa troâi pheøn Lieáp ñaát Möïc nöôùc Möïc nöôùc Hình 2a: Moâ hình heä thoáng keânh, lieáp Hình 2b: Kênh liếp sơ khai Quá trình rửa phèn có thể mô tả như sau: Người ta tiến hành đào kênh lên liếp để đem đất phèn tiềm tàng ở dưới mặt đất lên (hình 2b). Lúc này đất phèn tiềm tàng bị ôxi hóa chuyển dần thành đất phèn hoạt động, thêm vào đó là lượng mưa tương đối lớn của vùng đã rửa trôi dần lớp đất phèn hoạt động này xuống kênh. Đồng thời người dân bón phân, bón vôi… cải tạo để canh tác trên liếp. Cùng với hiện tượng rửa trôi phèn của mưa thì hiện tượng thủy triều cũng góp phần chuyển phèn từ kênh ra ngo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: