Danh mục

Tìm hiểu một số ý kiến về phẩm chất của người lãnh đạo- quản lý

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 102.50 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lý, lãnh đạo là một hoạt động mang tính khoa học, tính nghệ thuật, mặt khác nó cũng hàm chứa tính khó khăn, phức tạp. Muốn thành công trong công việc quản lý, lãnh đạo người lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất này xuất phát từ đặc điểm lao động quản lý, từ vai trò vị trí của người lãnh đạo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu một số ý kiến về phẩm chất của người lãnh đạo- quản lý 1 TÌM HIỂU MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO – QUẢN LÝ Phạm Phúc Tuy Khoa Sư phạm - Trường ĐH Thủ Dầu Một Quản lý, lãnh đạo là một hoạt động mang tính khoa học, tính nghệ thuật, mặt khác nó cũng hàm chứa tính khó khăn, phức tạp. Muốn thành công trong công việc quản lý, lãnh đạo người lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Những phẩm chất này xuất phát từ đặc điểm lao động quản lý; từ vai trò vị trí của người lãnh đạo; từ đặc điểm, tính chất của lĩnh vực, đối tượng quản lý cụ thể…Vì thế khó có thể xác định được yêu cầu cụ thể về phẩm chất nhân cách của từng người lãnh đạo. Tuy nhiện đa số các nhà khoa học quản lý đều cho rằng có thể nêu lên nội dung những yêu cầu về những phẩm chất chung cần thiết cho người cán bộ quản lý, lãnh đạo. Mỗi người lãnh đạo cần xây dựng cho bản thân một tính cách lãnh đạo phù hợp với yêu cầu đặc điểm công tác của mình, sao cho tập trung phần lớn những nét tính cách tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những nét tiêu cực. Xây và chống là hai mặt của một qúa trình hoàn thiện tính cách của người lãnh đạo. Trong tài liệu này, chúng tôi tập hợp một số ý kiến của những nhà nghiên cứu về khoa học quản lý, một số danh nhân về phẩm chất của người quản lý. + Trong những bài nói chuyện và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, những người đạt các tiêu chuẩn dưới đây thì có có thể cử làm cán bộ lãnh đạo: 1/ Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh. 2/ Những người liên hệ mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng,luôn luôn chú đến lợi ích của dân chúng… 3/ Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải là người lãnh đạo Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang,khi thắng lợi không kiêu ngạo, khi thi hành các nghị quyết thì kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn. 4/ Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật. Về tính cách của những người lãnh đạo, ngay từ năm 1925, khi huấn luyện những người cán bộ cách mạng đầu tiên cho Đảng ta, Hồ Chí Minh đã chỉ ra “ Tư cách một người cách mệnh “ là: “ Tự mình phải: - Cần kiệm - Hòa mà không tư - Cả quyết sửa lỗi mình - Cẩn thận mà không nhút nhát - Hay hỏi - Nhẫn nại ( chịu khó ) - Hay nghiên cứu, xem xét - Vị công vô tư 2 - Không hiếu danh, không kiêu ngạo - Nói thì phải làm - Giữ chủ nghĩa cho vững - Hy sinh - Ít lòng tham muốn về vật chất - Bí mật Đối với người phải: - Với từng người thì khoan thứ - Với đoàn thể thì phài nghiêm - Có lòng bày vẽ cho người - Trực mà không táo bạo - Hay xem xét người Làm việc phải: - Xem xét hoàn cảnh kỹ càng - Quyết đoán - Dũng cảm - Phục tùng đoàn thể “. + Theo quan điểm của J.Criblin, người quản lý lãnh đạo cần có 16 phẩm chất cần thiết: 1/ Phải là tấm gương tốt cho mọi người xung quanh. 2/ Là hạt nhân đoàn kết và khéo léo, biết phối hợp lao động trong tập thể. 3/ Tạo nên được tinh thần lao động tốt trong các thành viên: gắn bó với tập thể,tự giác thừa nhận mục tiêu của tập thể, tự giác cống hiến hết khả năng, tinh thần trách nhiệm cá nhân cao. 4/ Phải bảo vệ cho cấp dưới, đấu tranh chống những sai lầm của họ, bảo vệ sự đúng đắn của họ, hiểu, tin tưởng và tôn trọng họ. 5/ Phải khiêm tốn. 6/ Biết trao quyền lực đầy đủ cho cấp dưới. 7/ Hiểu rõ mỗi người và biết sử dụng họ. 8/ Không thiên vị, trù dập. 9/ Phải bình tĩnh, tự chủ cả trong lúc hiểm nghèo 10/ Có hiểu biết rộng và năng lực thành thạo. 11/ Trước hết phải tự hiểu bản thân. 12/ Phải nhạy cảm với cái mới. 13/ Luôn luôn hành động có hệ thống, có nguyên tắc, có kế hoạch, có tổ chức và sự quản lý chặt chẽ. 14/ Có tính kiên trì nhẫn nại. 15/ Có tư tưởng vững vàng. 16/ Phải ý thức được rằng tổ chức xí nghiệp, cơ quan là một thể thống nhất. + G.A. Lessetlis nêu 17 phẩm chất quan trọng cần có ở người quản lý: 1/ Sự thông cảm 2/ Khả năng suy luận. 3/ Khả năng am hiểu người khác. 4/ Làm chủ được tình cảm 3 5/ Không coi thường cấp dưới 6/ Sẵn sàng nghe ý kiến người khác. 7/ Nghệ thuật kịp thời khen thưởng 8/ Nhanh chóng phát hiện những mặt tốt, mặt xấu của người cộng sự 9/ Thái độ cư xử phù hợp với đối tượng 10/ Không đa nghi 11/ Có lòng tin và tự tin 12/ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: