Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS. ĐỖ QUANG DŨNG Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH HOÀNG THU QUỲNH ThS. NGUYỄN KIỀU LOAN ĐỖ LỆ QUYÊN BÙI BỘI THU Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU Chế bản vi tính: HOÀNG MINH TÁM Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4139-2020/CXBIPH/13-337/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5364-QĐ/NXBCTQG, ngày 15/10/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 10 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-6108-3. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Bước vào thế kỷ XXI, tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế và nền kinh tế thế giới có những chuyển dịch mạnh mẽ, sự gắn kết và tùy thuộc giữa các quốc gia, khu vực ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của các tổ chức, các liên kết kinh tế quy mô lớn, đồng thời các thách thức toàn cầu ngày càng đa diện hơn và gay gắt hơn, thúc đẩy các quốc gia tăng cường quan hệ hợp tác nhằm mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Hiện nay, quan hệ hợp tác để phát triển là xu thế của thế giới, xuất phát từ nhu cầu hợp tác của mỗi quốc gia cho dù các nền kinh tế ở các quốc gia thuộc trình độ nào. Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế đã trở thành mối quan tâm chung của nhân loại. Mối quan hệ của Việt Nam với các nước lớn vừa là nhu cầu phù hợp xu thế chung, vừa phản ánh năng lực của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng quan hệ Việt Nam với các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI là thực sự hữu ích và quan trọng bởi nó góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xác định đúng trọng tâm và ưu tiên chiến lược trong định hướng hợp tác với các nước lớn, từ đó đề ra các chính sách sát hợp với thực tiễn, xử lý tốt quan hệ với các nước lớn - nhân tố chủ chốt chi phối nền kinh tế và chính trị thế giới. Với mong muốn mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về quan hệ Việt Nam với các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI do PGS. TS. Nguyễn Thị Quế chủ biên. Nội dung cuốn sách 5 gồm 7 chương, phác họa bức tranh toàn cảnh quan hệ hợp tác của Việt Nam với 7 quốc gia chủ chốt là Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ giai đoạn 2001-2017, có cập nhật một số thông tin nổi bật của năm 2018, trong đó thứ tự sắp xếp được xác định theo châu lục. Trong mỗi chương sách, quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại, đầu tư... của Việt Nam với từng nước lớn được trình bày chi tiết và cụ thể hóa bằng nhiều số liệu liên quan, qua đó làm rõ những đánh giá, nhận định và khuyến nghị chính sách về từng lĩnh vực được đề cập. Mặc dù đây là công trình nghiên cứu công phu, được tác giả thực hiện trong nhiều năm nhưng vẫn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, trong lần xuất bản đầu tiên này. Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 10 năm 2019 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6 LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ của Việt Nam với một số nước lớn đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, phức tạp, có nước từng là đồng minh chiến lược, có nước lại là đối thủ với ký ức quá khứ nặng nề. Sau Chiến tranh lạnh, Đảng và Nhà nước ta tích cực đổi mới tư duy đối ngoại, đánh giá thực chất sự chuyển biến trong quan hệ giữa các nước lớn; trên cơ sở đó xác định lại chủ trương quan hệ với những nước lớn chủ chốt, có liên quan trực tiếp đến an ninh chiến lược và sự phát triển của nước ta. Thực tế các nước lớn như Mỹ, Liên Xô (hiện tại là Nga), Nhật Bản, Trung Quốc đều có xu hướng giảm mạnh các cam kết quốc tế, tập trung tháo gỡ những vấn đề trong nước, trước hết là vấn đề phát triển kinh tế. Xuất phát từ đây, Đảng và Nhà nước ta càng coi trọng yếu tố cân bằng quan hệ với các nước lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại, xúc tiến quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ; cải thiện quan hệ với Nhật Bản và các nước thuộc Cộng đồng châu Âu (EC), tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay. Nếu như trước đây, do ý thức hệ chi phối, Việt Nam chỉ tập trung chú trọng quan hệ với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan hệ hợp tác Việt Nam Quan hệ quốc tế Quan hệ đối tác chiến lược Quan hệ Việt Nam - Mỹ Quan hệ Việt Nam - Pháp Quan hệ Việt Nam - Vương quốc AnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 1
87 trang 273 1 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 1
141 trang 207 0 0 -
Tìm hiểu Trung Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam: Phần 2
238 trang 161 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 2
92 trang 145 1 0 -
Ngoại giao công chúng kiểu mới của Hàn Quốc ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay
9 trang 131 0 0 -
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 2
81 trang 82 0 0 -
101 trang 54 1 0
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (dành cho hệ đại học và sau đại học): Phần 1
194 trang 53 0 0 -
29 trang 50 0 0
-
27 trang 41 0 0
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế (dành cho hệ đại học và sau đại học): Phần 2
156 trang 41 0 0 -
Chính trị Đông Á (1991-2016): Phần 1
110 trang 38 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp: Trung Đông trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ đầu thế kỷ XXI đến nay
80 trang 38 0 0 -
Thành quả và triển vọng 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Phần 1
75 trang 36 0 0 -
88 trang 33 1 0
-
Sự thật về quan hệ Việt Trung trong 30 năm qua - Nxb. Sự thật
108 trang 32 0 0 -
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 trang 29 1 0 -
Cấu trúc trong quan điểm của Chủ nghĩa hiện thực mới: Từ xã hội học tới Kenneth Waltz
9 trang 29 0 0 -
Cân bằng trong quan hệ với các nước lớn: Từ lý thuyết tới thực tiễn
10 trang 29 0 0 -
Bài giảng Nhập môn quan hệ quốc tế - Bài 2: Chủ thể quan hệ quốc tế
42 trang 26 0 0