Danh mục

Tìm hiểu về phép dịch tương đương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 789.79 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tương đương dịch thuật luôn là vấn đề trung tâm của các cuộc bàn luận về dich thuật từ khi dịch ra đời. Bài viết đã sử dụng lý thuyết tương đương trong dịch thuật của Koller và cho thấy lý thuyết tương đương của Koller có thể áp dụng cho dịch Hàn - Việt, tuy nhiên một sự tương đương hoàn toàn giữa bản gốc và bản dịch là không thể đạt được và thành công của bản dịch phụ thuộc nhiều vào ưu tiên của người dịch trong việc chọn lựa và thiết lập loại hình tương đương hợp lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về phép dịch tương đương3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC TÌM HIỂU VỀ PHÉP DỊCH TƯƠNG ĐƯƠNG SVTH: Nguyễn Văn Tư TC3 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế Việt Nam đang mở rộng giao lưu và hội nhập với các quốc gia và khuvực trên thế giới, chúng ta phải có những hiểu biết nhất định để có thể thuận tiện cho việcgiao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa của đối tác. Từ rất lâu, ngoại ngữ luôn là một lĩnh vựcđược quan tâm và có nhiều nghiên cứu tìm hiểu nhất định. Trong giao lưu giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc, có rất nhiều các doanh nghiệpvà công ty đang đầu tư vào Việt Nam, số vốn đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệpHàn Quốc ngày càng lớn. Để có thể kinh doanh tốt tai Việt Nam thì các doanh nghiệp HànQuốc cần đến một số lượng lớn nguồn nhân lực biết tiếng Hàn. Chính vì vậy, nhu cầu họctiếng Hàn đang là một nhu cầu cần thiết và tất yếu. Dịch là một kĩ năng khó trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng.Khi mới bắt đầu học ngoại ngữ thì ta thường dịch dựa vào tữ ngữ hay câu chữ nhưng khidịch đến các tài liệu chuyên sâu thì yêu cầu người dịch phải nắm được lí thuyết dịch thìmới có thể cho ra một sản phẩm dịch có chất lượng. Có rất nhiều thủ pháp dịch thuật nhưmượn từ, sao phỏng, dịch nguyên tự, chuyển loại… nhưng trong bài nghiên cứu này tôi chỉgiới thiệu về phép dịch tương đương vì phép dịch này được nhiều nhà chuyên môn đánhgiá là vấn đề trọng tâm của dịch thuật. Hiểu được phép tương đương trong dịch thuật thìmọi người có thể chuyển cơ bản một thông điệp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Tương đương được xem là vấn đề trọng tâm của dịch, là chủ đề thảo luận của giớinghiên cứu trong nhiều năm qua. Nghiên cứu về khái niệm tương đương trong dịch thuậtcó rất nhiều tác giả như: J. – P Vinay và J. Darbelnet, Jakobson, Nida và Taber, Catford,House, Koller và Baker. Trong phạm vi bài nghiên cứu này tôi sẽ dựa vào lý thuyết vềtương đương của nhà nghiên cứu người Đức W.Koller người đã phát triển lý thuyết vềtương đương của Nida. Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong bài nghiên cứu này làphương pháp định tính. Đó là việc phân tích tổng quan lý thuyết dựa trên nguyên tắc căncứ vào quan điểm của các học giả trình bày trong các công trình nghiên cứu đã được côngbố, từ đó đưa ra ý kiến của tác giả về phép dịch tương đương trong dịch Hàn – Việt. II. NỘI DUNG 443/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 1. Giới thiệu về các thủ pháp dịch1 Chuyên khảo «Phong cách học so sánh tiếng Anh và tiếng Pháp- Phương pháp Dịch»(1958, XB tại Paris), hai nhà ngôn ngữ học người Canada, J.-Vinay và J.Darnelnet đã đềxuất một số thủ pháp kĩ thuật dịch và chia những thủ thuật đó thành hai nhóm đó là: a. Nhóm thủ pháp trực dịch - Phép mượn từ: là quá trình đưa vào vốn từ vựng của một ngôn ngữ một (hoặc mộtsố) đơn vị từ của một ngôn ngữ khác - Phép sao phỏng: là hình thức mượn từ đặc biệt, vì đơn vị từ mượn của ngữ nguồnđược dịch nguyên tự sang ngữ đích cả về hình thức và nội dung ngữ nghĩa. - Phép dịch nguyên tự: là sự thay thế một yếu tố của ngữ nguồn bằng một yếu tốtương ứng trong ngữ đích b. Nhóm thủ pháp dịch gián tiếp - Phép chuyển từ loại: là phương pháp thay thế một từ loại bằng một từ loại khác. - Phép chuyển điệu: là sự biến thiên của thông điệp do thay đổi quan điểm hay cáchnhìn. - Phép dịch tương đương nhằm hoàn nguyên cùng một thông điệp nhưng sử dụng cácphương tiện tu từ khác. - Phép cải biến: đươc áp dụng khi người dịch thấy cần sửa để cho bản dịch phù hợphơn 2. Những quan niệm khác nhau về phép tương đương trong dịch thuật2 Tương đương dịch thuật là vấn đề đã được bàn tới ngay từ khi dịch thuật ra đời. Nóluôn là”khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào về dịch thuật”(Munday).Trước đây khi quan niệm dịch thuật giữa các ngôn ngữ còn đơn giản và lệ thuộc khá nhiềuvào cấu trúc luận và ngôn ngữ học so sánh, tương đương dịch thuật chỉ là sự giống hoặckhác nhau giữa hai đơn vị ngôn ngữ nào đó của hai hệ thống ngôn ngữ. Nhưng ngày nayvới sự phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ học và các khoa học liên quan, vấn đề tươngđương trong dịch thuật càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều nhưng đồng thời cũng sáng tỏhơn và phục vụ hữu ích hơn cho công việc nghiên cứu và thực hành dịch thuật. Nguyênnhân của sự khác biệt này có thể là các tác giả xuất phát từ cách nhìn khác nhau về bảnchất của ngôn ngữ, bản chất của dịch thuật và áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học khácnhau vào nghiên cứu dịch thụât. Khái niệm”tương đương dịch thuật”thường xuất hiện khi các tác giả đưa ra định nghĩa1 Lí luận ...

Tài liệu được xem nhiều: