Danh mục

Tính độc lập của ngân hàng trung ương trong mối tương quan với lạm phát ở Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết không xem xét toàn bộ những nội dung trong tính độc lập của NHTƯ mà chỉ tiếp cận mức độ này ở mức sơ lược và cơ bản nhất với mục đích phát hiện ra những vấn đề trong tính độc lập của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra những dẫn chứng số liệu thực tiễn để chứng minh được vai trò của nó với sự ổn định giá cả của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính độc lập của ngân hàng trung ương trong mối tương quan với lạm phát ở Việt Nam 136 TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM Lê Thị Loan, K15 – NHTMP Trong những năm vừa qua, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có nhiều điểm sáng khi đã có những tín hiệu phát triển lành mạnh trong vấn đề tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ xấu. Những kết quả mà ngành ngân hàng đã đạt được trong thời gian qua đã khẳng định hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ- tín dụng- ngân hàng của NHNN. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, thì hoạt động điều hành của NHNN còn một số hạn chế và đối mặt với nhiều thách thức khi hội nhập kinh tế ngày càng trở nên sâu rộng. Đó là, nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, diễn biến lạm phát phức tạp hơn. Chính sách tiền tệ của Việt Nam lúc này chưa phát huy hết hiệu quả do xuất phát điểm từ những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ cũng như sự không nhất quán trong thực thi chính sách. Mà trong nền kinh tế thị trường, để NHTƯ điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả thì tính độc lập của NHTƯ là yếu tố then chốt. Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ, biểu thị qua tỷ lệ lạm phát cần được quan tâm. Bài viết không xem xét toàn bộ những nội dung trong tính độc lập của NHTƯ mà chỉ tiếp cận mức độ này ở mức sơ lược và cơ bản nhất với mục đích phát hiện ra những vấn đề trong tính độc lập của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra những dẫn chứng số liệu thực tiễn để chứng minh được vai trò của nó với sự ổn định giá cả của Việt Nam. 137 I. Tìm hiểu về tính độc lập của ngân hàng trung ương 1.1. Tính độc lập của Ngân hàng trung ương Hiện nay, trên thế giới chưa có một khái niệm tuyệt đối nào về tính độc lập của Ngân hàng trung ương. Tính độc lập của Ngân hàng trung ương được thể hiện ở những thước đo khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Có 3 mô hình NHTƯ: NHTƯ độc lập với chính phủ, NHTƯ trực thuộc chính phủ, NHTƯ trực thuộc bộ tài chính. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là 2 mô hình NHTƯ độc lập với chính phủ và mô hình NHTƯ trực thuộc chính phủ. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay thì tính chất hoạt động của NHTƯ là đồng nhất về mục tiêu hoạt động của NHTƯ: ổn định giá cả và độc lập với chính phủ. Thực tế, NHTƯ các quốc gia đều có sự độc lập nhất định trong hoạt động ở 3 lĩnh vực: điều hành chính sách tiền tệ, giám sát các tổ chức tín dụng và quản trị điều hành nội bộ. Tuy nhiên, mức độ độc lập ở các quốc gia khác nhau là khác nhau. Theo IMF, mức độ độc lập của NHTƯ được phân chia thành 4 cấp độ: - Thứ nhất, độc lập tự chủ trong thiết lập mục tiêu hoạt động. Ở cấp độ này, NHTƯ có trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá (nếu không theo chế độ thả nổi tỷ giá), và có quyền quyết định mục tiêu hoạt động chủ yếu trong số các mục tiêu đã được pháp luật quy định. Đây là cấp độ độc lập tự chủ cao nhất của NHTƯ. - Thứ hai, độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động. Trong cấp độ này, NHTƯ cũng được trao trách nhiệm quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá. Tuy nhiên, khác với độc lập trong thiết lập mục tiêu, cấp độ độc lập tự chủ trong thiết lập chỉ tiêu hoạt động thì luật quy định cụ thể một mục tiêu hoạt động chủ yếu của NHTƯ. - Thứ ba, độc lập tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành. Trong cấp độ này, chính phủ và quốc hội quyết định chỉ tiêu chính sách tiền tệ sau khi thảo luận và thỏa thuận với NHTƯ. Khi quyết định được thông qua, NHTƯ có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu trên cơ sở được trao đủ thẩm quyền cần thiết, có thể toàn quyền lựa chọn những công cụ điều hành phù hợp nhất. 138 - Thứ tư, độc lập tự chủ hạn chế. Đây là cấp độ độc lập thấp nhất. Chính phủ quyết định chính sách, cả về mục tiêu lẫn chỉ tiêu hoạt động, cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực hiện. Trong cách phân chia này, tính độc lập của NHTƯ được thể hiện thông qua việc tự chủ trong quyết định chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá. Ngoài cách phân chia trên, sự độc lập của NHTƯ có thể được thể hiện qua 3 khía cạnh chính sau: độc lập về nhân sự; độc lập về chính sách và độc lập về tài chính. Cụ thể như sau: - Độc lập về nhân sự: Mức độ độc lập về nhân sự được thể hiện qua quyền hạn của Thống đốc NHTƯ trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức của mình. Tuy nhiên về việc bổ nhiệm những nhân sự chủ chốt trong NHTƯ do chính phủ hoặc quốc hội bổ nhiệm và phê duyệt. Độc lập về nhân sự thường được biểu hiện thông qua những vấn đề như: Thứ nhất, nhiệm kỳ của thống đốc và các nhân sự chủ chốt thường lệch pha với nhiệm kỳ của chính phủ và quốc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: