Tham khảo tài liệu tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội trong bài đồng chí, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội trong bài đồng chí Tình đồng chí cao quý của các anh bộđội thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ “Đồng chí” của Chính HữuA- Mở bài:- Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)B- Thân bài:* Cơ sở hình thành tình đồng chí:- Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá- Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu- Chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, họ nhập lại trong một độingũ gắn bó keo sơn: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùngtrung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rétchung chăn thành đôi tri kỉ.- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí!(một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).* Biểu hiện của tình đồng chí:- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, locảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lunglay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phảihiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa)làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguyhiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ (tôi với anh biết từngcơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bênnhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốtgiá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắmlấy bàn tay (tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua baogian lao)* Biểu tượng của tình đồng chí:- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu: chờ giặc.- Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câuthơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hìnhảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độcđáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâmhồn thi sĩ).C- Kết bài :- Đề tài về người lính của Chính Hữu được biểu hiện một cách cảmđộng, sâu lắng nhờ sự khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đờithường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.- Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính,sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng.CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGIỆP CỦA NHÀ VĂN CHÍNH HỮU Chính Hữu (15 tháng 12 năm 1926[1] - 27 tháng 11 năm 2007[2]), tên thật là Trần Đình Đắc, là một nhà thơ Việt Nam, nguyên Đại tá, Phó cục trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật đợt hai (năm2000).Ông sinh tại Vinh (Nghệ An), tuy nhiên, quê của ông lại làhuyện Can Lộc nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.Ông mất năm 2007Ông học tú tài (triết học) ở Hà Nội trước cách mạng tháng tám. Năm1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và hoạt động trong quân độisuốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Ôngcòn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954).Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiếntranh. Tập thơ Đầu súng trăng treo (1966) là tác phẩm chính của ông.Bài thơ Đồng chí được in vào tháng 2-1948. Thơ ông không nhiềunhưng lại có nhiều bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hìnhảnh chọn lọc, hàm súc. Ông đã sáng tác bài thơ Đồng chí mà sau nàyđã được phổ nhạc cho bài hát Tình đồng chí. Bài hát đã khơi dậynhững xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ . Ông mất ngày27/11/2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội.Tác phẩm Đầu súng trăng treo (tập thơ, NXB Văn học, 1966) • Thơ Chính Hữu (tập thơ, NXB Hội nhà văn, 1997) • Tuyển tập Chính Hữu (NXB Văn học, 1998) •Ngoài bài thơ Đồng chí được nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc, một sốbài thơ khác của ông cũng là nguồn cảm hứng cho các nhạc sỹ khácsáng tác các bài hát nổi tiếng như bài Ngọn đèn đứng gác (nhạc sỹHoàng Hiệp), Bắc cầu (nhạc sỹ Quốc Anh), Có những ngày vuisao (nhạc sỹ Huy Du) [3].Một số trích đoạn nổi tiếng: Bài Ngày về: ... Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa...Bài Đồng chí:...Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giàyThương nhau tay nắm lấy bàn tay... ...