Danh mục

Tính sáng tạo của các startup ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những hàm ý quản trị

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tính sáng tạo của các startup ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những hàm ý quản trị" trình bày ba hàm ý quản trị được nêu lên là cần tăng TST cho các Startup ở TP.HCM được chỉ ra là nên áp dụng các công cụ năng suất chất lượng hiện đại, thận trọng trong việc lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhất trong quản trị và tăng cường giao lưu hợp tác, kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tính sáng tạo của các startup ở thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và những hàm ý quản trị KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ TÍNH SÁNG TẠO CỦA CÁC STARTUP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG HÀM Ý QUẢN TRỊ Nguyễn Quang Trung1 TÓM TẮT Thông qua phân tích đo lường tính sáng tạo (TST) bằng OCAI (Cameron & Quinn, 2018) chocác quan sát 300 công ty khởi nghiệp (Startup) ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nghiên cứunày cho thấy thực trạng chỉ có 26,50% Startup được chọn quan sát có TST, trong khi 72,24%Startup mong muốn trở thành một tổ chức sáng tạo. Từ kết quả nghiên cứu, có ba hàm ý quản trịđược nêu lên là cần tăng TST cho các Startup ở TP.HCM được chỉ ra là nên áp dụng các công cụnăng suất chất lượng hiện đại, thận trọng trong việc lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn đồng nhấttrong quản trị và tăng cường giao lưu hợp tác, kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ khóa: khởi nghiệp, startup, tính sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh 1. Đặt vấn đề Startup có TST theo Block & Keller (2011) là một cấu trúc quản trị mà ở đó các thành viên tựchủ và tự quyết trong việc triển khai các phần việc nhằm đạt mục tiêu. Các nghiên cứu củaStudholme (2014), Zhu & cộng sự (2018) cho rằng TST có tác động mạnh đến sự kết nối và nănglực đổi mới của các thành viên trong công ty, trong khi Cameron & Quinn (2011) nhìn nhận tổ chứccó TST là một môi trường làm việc năng động, khuyến khích tối đa sáng kiến và vai trò cá nhân.TST là một nét tính cách Startup bắt nguồn từ các nhà quản trị và là yếu tố quan trọng của sự thànhcông (Block & Keller, 2011; Zhu & cộng sự, 2018). TP.HCM là đầu tàu kinh tế và là địa phương dẫn đầu cả nước về khởi nghiệp đổi mới sángtạo, thời điểm tháng 7/2019 có 23.679 Startup mới được cấp phép hoạt động, tăng 0,8% so với cùngkỳ năm 2018. Sách trắng Doanh nghiệp (DN) Việt Nam 2019 cho biết TP.HCM dẫn đầu cả nước vềsố DN đang hoạt động thời điểm 31/12/2018 với 228.267 DN, về số DN đang hoạt động bình quântrên 1000 dân năm 2018 là 26,5 DN. Số lượng Startup tại TP.HCM không ngừng tăng lên, trong đóStartup thương mại dịch vụ là chủ yếu (chiếm 76,9% năm 2015 và 80,7% năm 2019), nếu như năm2015 thành phố có 30.931 Startup thì đến năm 2019 số này tăng lên 43.027, theo khu vực kinh tế thìtỷ lệ Startup thương mại dịch vụ luôn có vị trí cao nhất trong tổng số Startup (năm 2015 là 76,9%,2017 là 78,37% và 2019 là 80,7%). TST ở các Startup được đề cập nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM,được dư luận xã hội và truyền thông cũng như các nhà sáng lập mô hình khởi nghiệp chú ý, tuynhiên có rất ít nghiên cứu liên quan tiếp cận vấn đề TST ở các Startup, tác giả cho rằng việc đặt vấnđề tìm hiểu TST ở các Startup để có được những hàm ý quản trị là rất cần thiết trong bối cảnh đổimới sáng tạo là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Các cấu trúc khác biệt và sáng tạo là điều kiện cơ bản cho sự thành công của các Startup, điều1 Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Email: trungnq@uef.edu.vn 557 MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚInày đã được khẳng định trên thế giới. Hai thập niên đầu thế kỷ 21, sự phát triển của thương mạiđiện tử và các thành tựu công nghệ số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang định hướngnhững thay đổi to lớn trong cấu trúc DN, phương thức quản trị với những thuộc tính tinh gọn, khácbiệt, bản sắc trở thành yêu cầu tất yếu đối với Startup. Trong nghiên cứu này, TST được hiểu theo Cameron & Quinn (2011) là một môi trường làmviệc năng động và sáng tạo, nhân viên chấp nhận rủi ro. Các nhà lãnh đạo được coi là người đổi mớivà chấp nhận rủi ro. Thử nghiệm và đổi mới là một cách liên kết trong tổ chức. Sự nổi bật đượcnhấn mạnh. Mục tiêu dài hạn là phát triển và tạo ra các nguồn lực mới. Sự sẵn có của các sản phẩmhoặc dịch vụ mới được coi là một thành công. Tổ chức thúc đẩy sự chủ động và tự do của cá nhân. Cameron & Quinn (2011) cũng cho rằng TST thể hiện thông qua các tổ chức luôn làm nhữngđiều mới, sáng tạo, đổi mới, hình dung tương lai, luôn thay đổi, tự do suy nghĩ và hành động, phávỡ quy tắc, thử nghiệm chu đáo, học hỏi từ những sai lầm, thất bại nhanh chóng, các vai trò nhưdoanh nhân và người nhìn xa trông rộng, nơi của những người có tầm nhìn xa nghiêng về quản trịrủi ro, không sợ bất trắc. 2.2. Tổng quan nghiên cứu Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra TST là một nguồn lực tác động sâu sắc đến lợi thếcạnh tranh của các Startup (Wei & cộng sự, 2008; Schein, 2012), TST là điểm xuất phát của conđường phát triển Startup, các Startup mạnh chính là nhờ phá vỡ các mô hình truyền thống (Ries,2017; Neuburger, 2018), các nghiên cứu vừa dẫn đều tán thành rằng nếu không nhất quán đầu tưcho TST thì các công ty khó lòng tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển được trong cơn lốc cạnhtranh thời kỳ số hóa phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, các Startup đã trở thành đối tượng nghiên cứucủa nhiều chuyên gia, nhà khoa học, có thể dẫn ra các nghiên cứu điển hình như Nguyễn Đình Mãi(2016), Trần Hoàng Ngân & cộng sự (2017), Trịnh Đức Chiều (2018) nghiên cứu chỉ ra hệ sinh tháikhởi nghiệp chưa hoàn thiện trên nhiều khía cạnh và đề xuất các giải pháp phát triển hệ sinh tháikhởi nghiệp cho TP.HCM; Từ góc nhìn hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp có các nghiên cứuĐỗ Thu Hằng & cộng sự (2015), Đặng Đức Thành (2017), Trần Hoàng Ngân & cộng sự (2017), tácgiả chưa tìm thấy các nghiên cứu về TST cho các Startup ở TP.HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật định lượng thông qua đo lường TST bằng mô hình OCAI củaCameron & Quinn (2011) dựa trên sáu đặc tính là đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: