Danh mục

TÌNH TRẠNG LIỆT HAI CHI DƯỚI

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.60 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Liệt hai chi dưới là mất hoặc giảm vận động hai chi, do tổn thương bó tháp hai bên đối xứng nhau gây nên, do có tổn thương ở tuỷ hoặc cả hai bên bán cầu não. Lâm sàng biểu hiện dưới hai thể, liệt cứng và liệt mềm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÌNH TRẠNG LIỆT HAI CHI DƯỚI LIỆT HAI CHI DƯỚI Liệt hai chi dưới là mất hoặc giảm vận động hai chi, do tổn th ương bó tháp hai bên đối xứng nhau gây nên, do có tổn thương ở tuỷ hoặc cả hai bên bán cầu não. Lâm sàng biểu hiện dưới hai thể, liệt cứng và liệt mềm.I. PHÁT HIỆN CHỨNG LIỆT HAI CHI DƯỚI. 1. Liệt thể mềm. 1.1. Vận động tự chủ. Người bệnh có thể bị liệt ít hay nhiều. 1.1.1. Nếu liệt ít (hơi liệt) thì: - Các vận động tự chủ không còn nhưng không khoẻ. - Người bệnh đi đứng được, nhưng yếu phải chống gậy hoặc nhờ người giúp đỡ. - Cơ lực kém: bảo người bệnh đạp ta lấy tay chống lại, thấy sức đạp ra rất yếu. - Trương lực cơ giảm: phát hiện bằng sờ nắn thấy nhẽo, co duỗi chi dễ dàng. 1.1.2. Nếu liệt nhiều (liệt toàn bộ) thì:- Các vận động tự chủ không làm được nữa, người bệnh phải nằm liệt tại giường,không đi lại được.- Cơ lực: mất hẳn.- Trương lực cơ, rất giảm.1.2. Phản xạ- Phản xạ gân ( đầu gối, gót chân), mất hẳn hay rất kém.- Phản xạ da bụng: mất hoặc còn.- Dấu hiệu Babinski: có hoặc không.1.3. Cảm giác: bị rối loạn.- Có những triệu chứng chũ quan như: người bệnh thấy đau, có cảm giác kiến bòtê tê bì bì hoặc mất hẳn cảm giác ở hai chân.- Có những triệu chứng triệu khách quan như: cảm giác sờ, đau, nóng lạnh bịkém đi rất nhiều.1.4. Cơ tròn. Có khi bị rối loạn rõ rệt có khi không.- Rối loạn về đại tiện, tiểu tiện: bí đái, bí ỉa hoặc ỉa đái không tự chủ.- Ở đàn ông có thêm rối loạn về sinh dục.1.5. Dinh dưỡng: có thể có những rối loạn như teo cơ, phù chân, loét mông loétgót chân.1.6. Phản ứng diện: bị kém và có hiện tượng thoái hoá điện.Chứng liệt mềm có khi không thay đổi, có liệt mềm vĩnh viễn, nhưng cũng cótrường hợp sau một thời gian một thời gian chuyển sang thể co cứng.2. Thể liệt cứng.2.1. Khám vận động.- Vạn động tự chủ: hai chân không bị liệt hoàn toàn. Người bệnh còn vận độngđược, nhưng bị hạn chế vì các cơ co cứng lại.Hiện tượng co cứng đã làm cho hai chân người bệnh co lại hoặc duỗi thẳngcứng ra khi nghỉ: khi người bệnh vận động hiện tượng co cứng lại làm cho vậnđộng khó khăn hơn. Hiện tượng này biểu hiện rõ ràng hơn lúc người bệnh đi, vìchân không co mềm lại được, nên lúc đi chân thẳng cứng, đưa ra trước: ngườibệnh đi bằng ngón chân hoặc bước nho nhỏ như nhảy.- Cơ lực: giảm nhiều.- Trương lực cơ: trái lại rất tăng, sờ cơ cứng rắn, nhìn rõ các vết hằn của các bócơ, co duỗi chi khó khăn.2.2. Phản xạ.- phản xạ gân xương rất tăng. Đa động tác (gõ một cái, giật 3-4 cái) lan toả.- Phản xạ da bụng cũng tăng.- Dấu Babinski rất rõ.- Có dấu giật liên tục bàn chân và xương bánh chè.- Có những phản xạ tự vệ tuỷ như dấu 3 co, đồng tác (syncinésie).2.3. Cảm giác.- Chủ quan: đau, người bệnh có cảm giác như bị chuột rút, điện giật. Có khi đautừng khoanh thắt lưng. Có khi mất hẳn cảm giác đau dưới vùng tổn thương.- Khách quan: sờ, đau, nóng, lạnh bị rối loạn nhiều hay ít.2.4. Cơ tròn: rối loạn về đại tiểu tiện và sinh dục.2.5. Dinh dưỡng và phản ứng điện.- Nói chung thể liệt hai chi dưới thường điển hình, dễ chẩn đoán vì nhiều ngườibệnh cũng tự nhận thấy do không đi lại được.- Điều quan trọng là phải chẩn đoán địa điểm tổn thương để do đó tìm ra nguyênnhân gây liệt.II. CHẨN ĐOÁN VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG.Hệ thống thần kinh vận động có hai loại tế bào: trung ương và ngoại biên.- Tế bào trung ương đi từ vỏ não đến tuỷ sống.- Tế bào ngoại biên đi từ tuỷ sống đến các cơ.Khi tế bào trung ương bị tổn thương thì liệt sẽ là:- Thể mềm.- Hoặc thể liệt cứng.Khi tế bào ngoại biên bị tổn thương thì chỉ ở thể liệt mềm.Cho nên:- Đứng trước thể liệt cứng chúng ta chẩn đoán là tổn thương ở tế bào trung ương.- Đứng trước thể liệt mềm: chúng ta phải xác định xem tổn th ương ở trung ươnghay ngoại biên.Muốn vậy, chúng ta phải dựa vào sự khác nhau về triệu chứng lâm sàng trongbảng dưới đây:Triệu chứng Tổn thương trung ương Tổn thương ngoại biênVận động Liệt hẳn. Babinski (+) Hơi liệt. Babinski (-)Biến diễn Có thể chuyển sang liệt cứng Luôn luôn mềmCơ tròn Bị rối loạn Không khi nào bị rối loạnDinh dưỡng Không bao giờ có teo cơ Bao giờ cũng có teo cơPhản ứng điện Không có phản ứng thoái hoá Có phản ứng thoái hoá điện điệnTóm lại, trong tổn thương trung ương, chúng ta có hai triệu chứng dương tính vàhai triệu chứng âm tính trái ngược hẳn với tổn thương ngoại biên.1. Có hai triệu chứng dương tính:- Có dấu Babinski, rất quan trọng, phải kiên nhẫn tìm.- Có rối loạn cơ tròn.2. Hai triệu chứng âm tính- Không teo cơ.- Không có phản ứng thoái hoá điện.Sau khi đã xác định được là tổn thương trung ương hay ngoại biên, ta tiến đếnchẩn đoán nguyên do bệnh.III. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN DO.1. Thể ngoại biên.Đi từ ngoại biên vào tuỷ, ta lần lượt gặ ...

Tài liệu được xem nhiều: