Danh mục

Tình trạng rút lại bài báo khoa học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 123.79 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo chí, nhất là báo chí mạng, thường rút những bài báo đã công bố, nhưng không hề công bố lí do. Trong khoa học, việc rút bài báo cũng xảy ra, nhưng khác với giới báo chí phổ thông, các tập san khoa học phải công bố lí do tại sao bài báo bị rút lại. Chẳng hạn như Tập san vật lí EPL vừa rút lại bài báo khoa học của nhóm tác giả Lê Đức Thông vì đạo văn. Sự việc bài báo khoa học bị rút lại từng xảy ra trong hoạt động khoa học tuy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tình trạng rút lại bài báo khoa học Tình trạng rút lại bài báo khoa họcBáo chí, nhất là báo chí mạng, thường rút những bài báo đã công bố, nhưngkhông hề công bố lí do. Trong khoa học, việc rút bài báo cũng xảy ra, nhưngkhác với giới báo chí phổ thông, các tập san khoa học phải công bố lí do tại saobài báo bị rút lại. Chẳng hạn như Tập san vật lí EPL vừa rút lại bài báo khoahọc của nhóm tác giả Lê Đức Thông vì đạo văn. Sự việc bài báo khoa học bị rútlại từng xảy ra trong hoạt động khoa học tuy với tần số thấp, nhưng có xu hướngđang gia tăng ...Nếu một nhà báo cảm đau lòng khi thấy bài viết của mình bị rút lại, thì tronggiới khoa học, cường độ đau lòng đó còn cao gấp bội lần. Thật vậy, một trongnhững biến cố làm nhức nhối nhà khoa học nhất là bắt buộc phải rút lại một bàibáo khoa học đã được công bố trên một tập san. Việc rút lại bài báo đồng nghĩavới tuyên bố rằng những gì đã trình bày trong bài báo không đáng tin cậy, vì saisót hay vì vi phạm đạo đức khoa học. Phủ nhận những gì được trình bày trongbài báo hay trong công trình nghiên cứu là một cái tát tay vào chính mình. Rútlại bài báo cũng thể hiện một phần sự thất bại trong khoa học. Nếu bài báo bịrút lại vì lí do vi phạm đạo đức khoa học (như đạo văn hay sao chép kết quảngười khác) cũng là một vết nhơ trong sự nghiệp của một nhà khoa học.Không chỉ nhà khoa học chịu ảnh hưởng, tập san khoa học và rộng hơn nữa làcộng đồng khoa học cũng chịu vạ lây khi một bài báo bị rút lại. Tập san phảichịu trách nhiệm một phần, vì sự thất bại trong qui trình bình duyệt (peerreview), vì đi đến quyết định sai cho công bố bài báo, hay vì hấp tấp chạy theonhững chủ đề giật gân, thời thượng. Thật vậy, phần lớn những bài báo khoa họcbị rút lại là những nghiên cứu liên quan đến đề tài “nóng” hiện hành. Nhữngnghiên cứu này dù tồi cũng dễ được công bố (và công bố nhanh hơn) nhữngnghiên cứu nghiêm chỉnh. Cộng đồng khoa học cũng bị ảnh hưởng bởi côngchúng đặt dấu hỏi về độ tin cậy của khoa học. Người ta có lí do để hỏi còn baonhiêu bài báo khác chưa phát hiện sẽ bị rút lại, hay khoa học có đáng tin cậykhông khi có những bài báo bị rút lại. Đó là những quan tâm chính đáng, vàcộng đồng khoa học phải đương đầu với những quan tâm đó.”Hiện tượng” rút lại bài báo khoa học xảy ra tương đối hiếm, nhưng có xuhướng gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2008, có 95 bài báo khoa họcbị rút lại trong số 1.4 triệu bài báo công bố (tức cứ 100,000 bài công bố, có ~7bài bị rút lại). Riêng ngành y sinh học trong thời gian 1966 – 1997 (30 năm), có235 bài bị rút lại trong số ~9 triệu bài công bố (tức cứ 100,000 bài có ~3 bài bịrút lại). Như vậy, tỉ lệ rút lại bài báo khoa học có xu hướng tăng theo thời gian.Trong thực tế, không ai biết bao nhiêu bài báo khoa học sai và đáng lẽ nên bị rútlại, vì những trường hợp bị rút lại chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.Tập san càng nổi tiếng, số bài báo bị rút càng nhiều. Theo thống kê, số bài báotừ 4 tập sanNature, Science, PNAS và Cell bị rút lại chiếm 18% tổng số bài báobị rút xuống. Đây là những tập san khoa học danh tiếng thế giới. Thông thườngnhững tập san này từ chối từ 95% đến 99% số bài báo khoa học nộp cho họ. Dùvới hệ thống bình duyệt gắt gao và chặt chẽ như thế, nhưng tại sao số bài báo bịrút xuống từ những tập san này lại cao? Câu trả lời là do các tập san công bốnhững đề tài thời thượng, và họ có khi hấp tấp để gây sự chú ý của công chúng.Tuần vừa qua, tập san Science (Mĩ) ra thông báo rút lại 2 bài báo đã công bốtrước đây. Một trong 2 bài báo đó có liên quan đến một đề tài rất thời sự: dùnggen để tiên đoán tuổi thọ. Công trình do một nhóm nghiên cứu thuộc Đại họcBoston (Mĩ) thực hiện, và họ tin rằng đã khám phá một số gen có thể giúp tiênlượng ai có khả năng thọ lâu, với độ chính xác lên đến 77%! Đây là một khámphá rất có ý nghĩa cho những người (từ cổ chí kim) đi tìm sự trường thọ. Như làmột thông lệ trong khoa học, công trình sau khi được công bố đã được các đồngnghiệp xâm soi kĩ. Chỉ chưa đầy một tuần sau khi công bố, có nhiều nhà khoahọc chỉ ra một sai lầm quan trọng trong công trình nghiên cứu. Đến bây giờ thìkhông phải phát hiện của công trình nghiên cứu, mà chính là sai lầm của côngtrình nghiên cứu đã trở thành một đề tài thời sự.Có vài trường hợp cá biệt với tác giả có hàng chục bài báo bị rút lại. Chẳng hạnnhư năm ngoái một giáo sư bị buộc phải rút lại 21 bài báo, vì ngụy tạo dữ liệu.Đó là trường hợp của Giáo sư Scott S. Reuben, một chuyên gia và giám đốc bộmôn gây mê của Trung tâm Y khoa Baystate (bang Illinois, Mĩ) và một “ngôisao” trong chuyên ngành gây mê. Ông đã có đến 72 công trình nghiên cứu khoahọc trên các tập san y khoa hàng đầu trong ngành gây mê như Anesthesiology,Anesthesia and Analgesia, Journal of Clinical Anesthesia, v.v… Nhưng sau nàyngười ta phát hiện rằng trong 21 bài, ông chẳng làm nghiên cứu gì cả, ông chỉgiả tạo dữ liệu theo giả thuyết của mình để công bố! Chẳng những ngụy tạo ...

Tài liệu được xem nhiều: