Danh mục

Tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 506.90 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, vận dụng các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 85 - 91 TỔ CHỨC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CẢNH QUAN KIẾN TRÚC VEN SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Bùi Quang Hưng* Sở Xây dựng Thái Nguyên TÓM TẮT Bài viết trình bày những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên, vận dụng các cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp tổ chức bảo vệ và phát triển cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu, đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên. Từ khóa: Cảnh quan kiến trúc, sông Cầu, ven sông, thành phố Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Sông Cầu là con sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Sông Cầu chảy qua trung tâm thành phố Thái Nguyên, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kết nối không gian cảnh quan giữa hai bờ Đông - Tây của thành phố Thái Nguyên, là con đường giao lưu kinh tế huyết mạch quan trọng của Thái Nguyên qua nhiều thế kỷ, là cầu nối giao lưu giữa các vùng văn hóa của các dân tộc anh em trên đất Thái Nguyên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu đoạn chảy qua Thành phố Thái Nguyên chưa được khai thác sử dụng nhiều, chưa khai thác được vẻ đẹp của sông Cầu cũng như các giá trị về văn hoá đặc trưng của địa phương, chưa có sự khác biệt, sự nhận dạng về cảnh quan giữa các đô thị trong vùng. Mặt khác chất lượng môi trường nước của sông Cầu đang bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp ở đầu nguồn nước, không đảm bảo chất lượng, môi trường sống của người dân trong vùng. Để khắc phục tình trạng nêu trên, bài viết đề ra một số cơ sở, giải pháp cụ thể về mô hình tổ chức bảo vệ và phát triển không gian cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu nhằm góp phần cải thiện chất lượng, môi trường sống, tăng giá trị về bản sắc văn hoá của đô thị, địa phương; xác định vai trò quan trọng của cảnh quan kiến trúc ven sông Cầu trong khu vực trung tâm thành phố Thái * Tel: 0982 05280 Nguyên và đề xuất các giải quản lý về quy hoạch và kiến trúc cho khu vực ven sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên. HIỆN TRẠNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Một số khái niệm Tổng quan về tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông: Cảnh quan kiến trúc ven sông là một khái niệm nhánh của của cảnh quan kiến trúc. Những nhân tố chính ảnh hưởng bao gồm: Thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo; Các yêu cầu của không gian kiến trúc cảnh quan: Yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu bền vững, yêu cầu kinh tế. Quy luật tổ chức không gian bao gồm: Cơ sở bố cục cảnh quan (điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn), Tạo hình không gian (không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở), các quy luật bố cục cơ bản (quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố cục đối xứng, bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự, sự tương phản, sáng tối và màu sắc) [3]. Không gian ven sông là không gian rộng, dài và đa chiều. Là sự phối kết của nhiều dạng không gian khác nhau, cả tự nhiên và nhân tạo. Tổ chức cảnh quan kiến trúc ven sông là sự sắp xếp, bố trí các thành phần yếu tố thiên nhiên (Địa hình, mặt nước, bầu trời, cây xanh, hoa cỏ, con người,...) và các thành phần yếu tố nhân tạo (Kiến trúc công trình, giao thông, các trang thiết bị kỹ thuật, các tác phẩm nghệ thuật..) [3]. 85 Bùi Quang Hưng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Theo GS. TS. Nguyễn Thế Bá [2]: Hầu hết các đô thị được xây dựng và phát triển gần sông, biển và hồ. Từ xa xưa, giao thông đường thuỷ đã trở thành một trong những động lực mạnh thúc đẩy sự phát triển của đô thị. Thực vậy, các đô thị trên thế giới và cả Việt Nam đều nằm trong những quy luật phát triển tất yếu đó là sự phát triển của giao thông đường thuỷ, ngoài ra việc lựa chọn vị trí đô thị còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: Thuận tiện cho việc thông thương buôn bán; Sử dụng nguồn nước (các nền văn minh lúa nước) và chống ngoại xâm. Hiện trạng cảnh quan kiến trúc ven sông cầu đoạn chảy qua TP Thái Nguyên: Theo khảo sát, đánh giá và phân tích, hiện trạng sông Cầu có những tồn tại sau [1], [7]: - Tỷ lệ quy hoạch chi tiết còn hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu bên bờ Nam sông Cầu và một phần dọc Quốc lộ 1B bên bờ Bắc (tỷ lệ khoảng 30%) nên khó khăn trong việc quản lý và triển khai đầu tư. - Chưa được đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè sông đồng bộ (chỉ có khoảng 1,5km kè bờ Nam sông đoạn qua khu trung tâm thành phố), nhiều khúc sông sau mùa mưa lũ thường bị biến dạng do phù xa và chế độ dòng chảy. Hệ thống đê, kè chỉ mang tính phòng chống lũ, chưa khai thác được giá trị thẩm mỹ và mỹ quan của khu vực ven sông. 128(14): 85 - 91 quan tâm đến giá trị sử dụng; quy mô nhỏ, xây dựng tự phát, nên nhìn tổng thể khu vực ven sông thể hiện một sự lộn xộn, nghèo nàn. - Các khu chức năng hiện có chưa có sự gắn kết với cảnh quan xung quanh đặc biệt chưa có sự gắn kết với sông Cầu, không phát huy được các giá trị về thẩm mỹ, tinh thần, không tận dụng được vẻ đẹp tự nhiên của sông Cầu. - Một số khu vực ven sông không khai thác được tầm nhìn, chắn các hướng tiếp cận từ các tuyến đường ra sông (khách sạn sông Cầu, các khu dân cư dọc trục đường Bắc Kạn). - Các khu dân cư ven sông thường xả thẳng phân ro, nước thải, rác thải sinh hoạt ra sông gây ra nhiều khí, mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường chung của khu vực. - Các nhà máy, xí nghiệp nằm ở đầu nguồn nước (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn) và nhà máy Gang thép Thái Nguyên đã có những biện pháp xử lý chất thải, nước thải nhất định nhưng về lâu dài cần có những giải pháp hữu hiệu để đảm bảo vấn đề môi trường sinh thái chung cho toàn thành phố (khí thải, nước thải, rác thải). - Thiếu nghiêm trọng hệ thống cầu qua sông (hiện chỉ có cầu Gia Bảy), một số cây cầu chỉ mang tính tạm bợ chưa đủ quy mô, chất lượng, giá trị thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu thông thương, qua lại giữa hai bên bờ sông (cầu treo Oánh, cầu Ba Đa). Hình 1. Bản đồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: