Vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học, giáo viên (GV) là người tổ chức các hoạt động học tập, xây dựng các tình huống, hướng dẫn học sinh tự mình tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Học sinh (HS) là người chủ động, tích cực học tập trên cơ sở vốn kiến thức, kĩ năng đã có của bản thân và cùng hòa mình vào môi trường xung quanh, hợp tác với người khác để kiến tạo kiến thức. GV cần lưu ý đến những vấn đề: Quan niệm có trước của HS, tạo lập các kết nối từ quan niệm đã có của HS với kiến thức mới; luôn tạo bầu không khí sôi nổi, khuyến khích HS thể hiện quan điểm và tranh luận với người khác; GV chuẩn bị trước những câu hỏi “tốt”, những tình huống sư phạm; GV tạo cơ hội cho họ được tham gia vào quá trình đánh giá.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổ chức và hướng dẫn cho học sinh kiến tạo kiến thức trong học tập phép biến hình lớp 11 THPT
Nguyễn Đức Thắng
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
102(02): 93 - 97
TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN CHO HỌC SINH KIẾN TẠO KIẾN THỨC
TRONG HỌC TẬP PHÉP BIẾN HÌNH LỚP 11 THPT
Nguyễn Đức Thắng*
Trường THPT Cẩm Thủy 1 - Thanh Hóa
TÓM TẮT
Vận dụng quan điểm kiến tạo trong dạy học, giáo viên (GV) là người tổ chức các hoạt động học
tập, xây dựng các tình huống, hướng dẫn học sinh tự mình tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh tri thức.
Học sinh (HS) là người chủ động, tích cực học tập trên cơ sở vốn kiến thức, kĩ năng đã có của bản
thân và cùng hòa mình vào môi trường xung quanh, hợp tác với người khác để kiến tạo kiến thức.
GV cần lưu ý đến những vấn đề: Quan niệm có trước của HS, tạo lập các kết nối từ quan niệm đã
có của HS với kiến thức mới; luôn tạo bầu không khí sôi nổi, khuyến khích HS thể hiện quan điểm
và tranh luận với người khác; GV chuẩn bị trước những câu hỏi “tốt”, những tình huống sư phạm;
GV tạo cơ hội cho họ được tham gia vào quá trình đánh giá.
Từ khóa: Kiến tạo kiến thức, tổ chức, hướng dẫn, phép biến hình, quan niệm có trước.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Vấn đề quan trọng của việc định hướng đổi
mới phương pháp dạy học là “tích cực hóa
hoạt động học tập của HS” với bốn đặc trưng:
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động để
HS tự kiến tạo kiến thức, kĩ năng, thái độ;
tăng cường hoạt động cá thể kết hợp với hợp
tác với sự hợp tác bạn bè trong lớp học; hình
thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn đa dạng; kết hợp đánh giá
của GV với tự đánh giá của HS.
Theo quan điểm kiến tạo trong dạy học, GV
là người tổ chức các hoạt động học tập, xây
dựng các tình huống và hướng dẫn HS tự tìm
tòi, khám phá và tự kiến tạo kiến thức. GV
cần coi trọng việc tìm hiểu những quan niệm,
những hiểu biết của HS về kiến thức cần học
tập từ đó xây dựng các tình huống học tập
đồng thời tạo điều kiện để HS vượt qua được
những trở ngại, kiến tạo kiến thức mới. Như
vậy, việc nghiên cứu tổ chức và hướng dẫn
của GV theo hướng giúp HS tự kiến tạo kiến
thức là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
NỘI DUNG
Trong [3, tr. 103-117], tác giả J.G Brooks và
M.G. Brooks cho rằng, khi tổ chức các hoạt
động để HS kiến tạo kiến thức, GV cần chú
trọng đến những vấn đề sau:
- Khuyến khích HS hoạt động độc lập và đề
xuất những sáng kiến.
*
Tel: 01685 276288, Email: thangnd275@gmail.com
- HS tự đề xuất chiến lược giải quyết vấn đề
và điều chỉnh khi cần thiết.
- Tìm hiểu về những quan niệm trước đó
của HS trước khi chia sẻ cho họ những kiến
thức mới;
- Khuyến khích HS tham gia các cuộc đối
thoại với GV, với các bạn khác.
- Khuyến khích HS đưa ra những câu hỏi đặc
biệt những câu hỏi kết thúc mở; khuyến
khích HS hỏi người khác.
- Khuyến khích HS thể hiện quan niệm của
bản thân, có thể mâu thuẫn với giả thiết ban
đầu, sau đó cổ vũ họ tranh luận với người khác.
- GV quy định thời gian để HS kịp thời xác
lập mối quan hệ và cài đặt tri thức bên trong
câu hỏi;
- GV khuyến khích những suy nghĩ hiếu kỳ,
tự nhiên mà các em thường xuyên sử dụng
trong quá trình học.
Theo các tác giả George W. Gagnon, Jr. and
Michelle Collay [4], khi GV thiết kế môi
trường học tập kiến tạo cần chú ý đến những
vấn đề sau:
- Tình huống: GV tổ chức các tình huống mà
HS có thể giải thích được? GV đưa tiêu đề
của tình huống và miêu tả quá trình giải quyết
các vấn đề đưa ra; Trả lời các câu hỏi; Cài đặt
các tri thức tiềm ẩn trong mỗi tình huống;
Liên kết các phương án giải quyết; Thiết lập
mục tiêu; Tình huống chứa đựng những gì mà
93
Nguyễn Đức Thắng
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
HS mong đợi, cũng như cách giải quyết vấn
đề có ý nghĩa.
- Nhóm: GV tạo nhóm HS như thế nào?
+ Có thể toàn bộ lớp học hoặc có thể là một
nhóm gồm hai HS trở lên.
+ GV sắp xếp nhóm tài liệu sao cho HS có thể
sử dụng để lí giải các tình huống bằng các mô
hình, đồ thị, miêu tả số học hoặc viết về tập
hợp những vốn kinh nghiệm. GV cần xác
định rõ số thành viên trong một nhóm cần
thiết lập là bao nhiêu.
- Liên kết: Tạo dựng các liên kết từ kiến thức
đã có của HS với những gì mà họ có thể thu
được thông qua lí giải các tình huống. GV có
thể đưa ra một vấn đề đơn giản để HS trong
lớp cùng thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra,..
trước khi cho họ tham gia vào hoạt động nhóm.
- Câu hỏi: Câu hỏi có thể xuất hiện trong toàn
bộ thiết kế các hoạt động kiến tạo cho HS.
Câu hỏi hướng dẫn được đưa vào trong mỗi
tình huống dạy học tạo nên sự liên kết đồng
thời giúp duy trì hoạt động học tập xảy ra
thường xuyên, cũng có thể dùng để thúc dục,
động viên và khuyến khích HS học tập. GV
cần dự định trước những câu hỏi, cũng như
những câu hỏi và câu trả lời của HS.
- Sự thể hiện: GV khuyến khích HS trình bày
quan điểm bất cứ nó là gì trong khi giải quyết
các tình huống. Chúng được ghi chép lại trên
bảng hoặc vào mẫu giấy hoặc có thể minh họa
qua sơ đồ, bảng biểu, ghi âm, chụp ảnh hoặc
quay video,..
- Sự nhận xét và đánh giá:
Trong quá trình HS lí giải những tình huống
họ có thể đưa ra các nhận xét và sau đó q ...