Danh mục

Toán học: Bất đẳng thức

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.99 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Miền chấp nhận được (feasible region) của một bài toán quy hoạch tuyến tính được xác định bởi một tập các bất đẳng thức Trong toán học, một bất đẳng thức (tiếng Anh:Inequality) là một phát biểu về quan hệ thứ tự giữa hai đối tượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Toán học: Bất đẳng thức Bất đẳng thứcMiền chấp nhận được (feasible region) của một bài toán quy hoạch tuyến tính được xácđịnh bởi một tập các bất đẳng thứcTrong toán học, một bất đẳng thức (tiếng Anh:Inequality) là một phát biểu về quan hệthứ tự giữa hai đối tượng. (Xem thêm: đẳng thức) • Ký hiệu có nghĩa là a nhỏ hơn b và • Ký hiệu có nghĩa là a lớn hơn b.Những quan hệ nói trên được gọi là bất đẳng thức nghiêm ngặt; ngoài ra ta còn có • có nghĩa là a nhỏ hơn hoặc bằng b và • có nghĩa là a lớn hơn hoặc bằng b.Người ta còn dùng một ký hiệu khác để chỉ ra rằng một đại lượng lớn hơn rất nhiều sovới một đại lượng khác. • Ký hiệu a >> b có nghĩa là a lớn hơn b rất nhiều.Các ký hiệu a, b ở hai vế của một bất đẳng thức có thể là các biểu thức của các biến. Sauđây ta chỉ xét các bất đẳng thức với các biến nhận giá trị trên tập số thực hoặc các tập concủa nó.Nếu một bất đẳng thức đúng với mọi giá trị của tất cả các biến có mặt trong bất đẳngthức, thì bất đẳng thức này được gọi là bất đẳng thức tuyệt đối hay không điều kiện. Nếumột bất đẳng thức chỉ đúng với một số giá trị nào đó của các biến, với các giá trị khác thìnó bị đổi chiều hay không còn đúng nữa thì nó được goị là một bất đẳng thức có điềukiện. Một bất đẳng thức đúng vẫn còn đúng nếu cả hai vế của nó được thêm vào hoặc bớtđi cùng một giá trị, hay nếu cả hai vế của nó được nhân hay chia với cùng một số dương.Một bất đẳng thức sẽ bị đảo chiều nếu cả hai vế của nó được nhân hay chia bởi một sốâm.Hai bài toán thường gặp trên các bất đẳng thức là 1. Chứng minh bất đẳng thức đúng với trị giá trị của các biến thuộc một tập hợp cho trước, đó là bài toán chứng minh bất đẳng thức. 2. Tìm tập các giá trị của các biến để bất đẳng thức đúng. Đó là bài toán giải bất phương trình. 3. Tìm giá trị lớn nhất,nhỏ nhất của một biểu thức một hay nhiều biến.Các tính chấtBất đẳng thức có các tính chất sau:Tính chất tam phânTính chất tam phân phát biểu: • Với mọi số thực a và b, chỉ có một trong những quan hệ sau đây là đúng: o a o a=b o a>bTính chất này suy ra từ tính sắp thứ tự đầy đủ của tập số thực.Tính chất bắc cầuTính chất bắc cầu của bất đẳng thức được phát biểu như sau: • Với mọi số thực a, b,c: o Nếu a > b và b > c thì a > c o Nếu a < b và b < c thì a < cTính đảoQuan hệ bất đẳng thức có thể đảo chiều như ảnh qua gương theo nghĩa như sau: • Với mọi số thực, a và b: o Nếu a > b thì b < a o Nếu a < b thì b > aTính chất liên quan đến phép cộng và phép trừTính chất liên quan đến phép cộng và phép trừ được phát biểu như sau: Phép cộng và phép trừ với cùng một số thực bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực. Nghĩa là • Với mọi số thực a, b và c: o Nếu a > b thì a + c > b + c và a - c > b - c o Nếu a < b thì a + c < b + c và a - c < b - cTính chất liên quan đến phép nhân và phép chiaTính chất liên quan đến phép nhân và phép chia được phát biểu như sau: Phép nhân (hoặc chia) với một số thực dương bảo toàn quan hệ thứ tự trên tập số thực, phép nhân (hoặc chía)với một số thực âm đảo ngược quan hệ thứ tự trên tập số thực. Cụ thể: • Với mọi số thực a, b và c: o Nếu c là một số dương và a > b thì a × c > b × c và a/c > b/c o Nếu c là một số dương và a < b thì a × c < b × c và a/c < b/c o Nếu c là một số âm và a > b thì a × c < b × c và a/c < b/c o Nếu c là một số âm và a < b thì a × c > b × c và a/c > b/cÁp dụng một hàm đơn điệu vào hai vế của một bất đẳng thứcTừ định nghĩa của các hàm đơn điệu (tăng hoặc giảm) ta có thể đưa hai vế của một bấtđẳng thức trở thành biến của một hàm đơn điệu tăng nghiêm ngặt mà bất đẳng thức kếtquả vẫn đúng. Ngược lại nếu ta áp vào hai vế của một bất đẳng thức dạng hàm đơn điệugiảm nghiêm ngặt thì lúc ấy ta phải đảo chiều bất đẳng thức ban đầu để được bất đẳngthức đúng.Điều đó có nghĩa là: 1. Nếu có bất đẳng thức không nghiêm ngặt a ≤ b (hoặc a ≥b) và 1. f(x) là hàm đơn điệu tăng thì f(a) ≤ f(b) (hoặc f(a)≥f(b)) (không đảo chiều) 2. f(x) là hàm đơn điệu giảm thì f(a) ≥ f(b) (hoặc f(a)≤f(b))(đảo chiều) 2. Nếu có bất đẳng thức nghiêm ngặt a < b (hoặc a > b) và 1. f(x) là hàm đơn điệu tăng nghiêm ngặt thì f(a) < f(b) (hoặc f(a)>f(b)) (không đảo chiều) 2. f(x) là hàm đơn điệu giảm nghiêm ngặt thì f(a) > f(b) (hoặc f(a) • Bất đẳng thức Bunhia • Bất đẳng thức Azuma • Bất đẳng thức Bernoulli • Bất đằng thức Boole • Bất đẳng thức Cauchy-Schwarz • Bất đẳ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: