Danh mục

tôi pr cho pr: phần 2 - nxb văn hóa thông tin

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 755.17 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

phần 2 gồm các nội dung: những câu chuyện pr may mắn; làm sao thay đổi được công chúng?; thông điệp của một quốc gia; pr đen và các spin doctor; hack và flack; khủng hoảng là thảm họa của các doanh nghiệp và người nổi tiếng;... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
tôi pr cho pr: phần 2 - nxb văn hóa thông tin 6. Những câu chuyện PR may mắn<br /> “Chia sẻ kiến thức của bạn, đó là cách để trở thành bất tử.”<br /> (Đạt Lai Lạt Ma 14)<br /> Có những câu chuyện PR mà người ta không phải mất đồng nào cho nó. Đó là trước khi<br /> các nhà văn Jean Gustave Le Clezio (Pháp), Herta Muller (Đức), Mario Vargas Llosa<br /> (Peru), Tomas Transtromer (Thụy Điển)… giành được giải Nobel văn học, không nhiều cư<br /> dân ở ngoài nước biết đến họ, độc giả Việt Nam cũng không ngoại lệ, thậm chí nhiều nhà<br /> phê bình của chúng ta còn không hề nhắc đến họ. Nhưng sau khi được trao giải thưởng<br /> danh giá của Viện Hàn Lâm Thụy Điển thì nhà xuất bản ở khắp các quốc gia cuống cuồng<br /> dịch và in sách của họ, mặc dù những cuốn sách cùng một tác giả đã phát hành trước đó<br /> lại chẳng mấy được ưa chuộng. Cuốn tiểu thuyết “Sa mạc” của Le Clezio đã được chuyển<br /> ngữ sang tiếng Việt và ấn hành từ năm 1997 nhưng chỉ từ sau giải Nobel năm 2008 thì<br /> nhiều người mới biết đến tên ông. Trường hợp này tương tự như giải thưởng Fields của<br /> giáo sư Ngô Bảo Châu hồi năm 2010. Trước đó anh Ngô Bảo Châu chủ yếu nổi danh<br /> trong giới toán học, nhưng sau Fields, có lẽ chỉ người ở vùng rất sâu, rất xa mới không<br /> biết đến tên anh. Ngô Bảo Châu nổi tiếng toàn cầu, và được toàn thể người Việt Nam yêu<br /> mến, ngưỡng mộ, tự hào.<br /> Các bạn sẽ phản biện ngay: Đó là họ nổi tiếng do tài năng, đâu có phải do câu chuyện<br /> PR.<br /> Không. Không. Và không. Nổi tiếng do tài năng và nổi tiếng vì một câu chuyện PR kể<br /> về tài năng của họ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hãy thôi đi ý niệm câu chuyện<br /> PR là xấu. Câu chuyện PR chỉ mang ý nghĩa tốt đẹp mà thôi. Cực kỳ tốt đẹp là đằng khác.<br /> Những gì tiêu cực không thể trở thành câu chuyện PR (Tôi đã nói điều này không dưới ba<br /> lần trong cuốn sách này và tiếp tục nhắc lại một cách không mệt mỏi). Các tác phẩm của<br /> Le Clezio và Mario Vargas Llosa đã được viết từ rất lâu trước khi họ được giải, không<br /> phải được hoàn thành chỉ trước đề cử vài tháng, như vậy là họ đã… tài năng từ lâu lắm<br /> rồi, không phải tận sau khi nhận giải mới tài năng. Cũng như một cô hoa hậu, trước khi<br /> đăng quang vẫn còn là một cô gái vô danh, chỉ qua một đêm thôi đã được cả nước biết đến<br /> và thiện cảm. Vậy chẳng hóa ra trước khi đăng quang cô không đẹp còn sau đêm đăng<br /> quang bỗng hóa thành đẹp. Mà dĩ nhiên chẳng ai trong chúng ta công nhận rằng các hoa<br /> hậu là mỹ nhân đẹp nhất trong số 90 triệu dân, vì rất có thể còn nhiều mỹ nhân khác chưa<br /> có cơ hội đi thi hoặc… năm sau mới đi thi. Vì vậy, cái đẹp, cái tài nếu chưa có ai nhận ra<br /> và cứ đóng cửa trong nhà thì vẫn chỉ là con số 0 tròn trĩnh. “Giá trị chỉ tồn tại khi có người<br /> nhận ra nó”. Và các giải thưởng, các cúp vô địch, các vương miện là một câu chuyện PR<br /> tốt đẹp giúp công chúng nhận diện ra họ. Không có câu chuyện PR nào đáng tin cậy hơn là<br /> khi một tổ chức hay cá nhân được trao một giải thưởng/danh hiệu uy tín như: Nhiều năm<br /> liền, Viettravel được độc giả bình chọn là “Nhà điều hành tour có dịch vụ tốt nhất Việt<br /> Nam” cho giải thưởng “The Guide Awards”; Ô tô Trường Hải ba năm liền nằm trong top<br /> 10 giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Những câu chuyện PR đó kể những điều tốt đẹp về họ,<br /> về nỗ lực, uy tín, sự khác biệt, tài năng, sắc đẹp, sự quan tâm đến cộng đồng. Tiếng lành sẽ<br /> đồn xa và cảm tình sẽ đến từ công chúng. <br /> Bạn sẽ lại hỏi tôi: Nếu tài năng của bạn ít ỏi, nếu công ty của bạn sản xuất ra những sản<br /> phẩm bình thường trong khi đã có quá nhiều sản phẩm tương tự như vậy trên thị trường ra<br /> <br /> đời trước bạn thì làm thế nào để kể một câu chuyện PR tốt?<br /> Câu trả lời là khó lắm, chỉ có ông tổ PR hiện đại là Edward Bernays sống dậy mới làm<br /> được việc đó thôi. Mà làm được không phải do ông Edward Bernays có tài vực dậy một<br /> sản phẩm dở ẹc và lăng xê một kẻ bất tài mà chính vì danh tiếng của Edward Bernays đã<br /> là một câu chuyện PR, kiểu như: Edward Bernays nhận được lời mời của công ty Kem<br /> Đánh Răng Trắng Tinh sang Việt Nam để thực hiện chiến lược PR 2050.<br /> Nhiều người vẫn nhầm lẫn rằng truyền thông và PR là một cây đũa thần kỳ. Phép màu<br /> này có thể biến một sản phẩm của nợ thành một “most wanted product” và một kẻ bất tài<br /> thành một ngôi sao danh tiếng. Và bạn nghĩ rằng chỉ cần một chuyên gia PR tài năng thôi,<br /> anh ta sẽ giống như ông tiên cầm cây phất trần, nhúng tay vào đâu là ở đấy cát hóa ra<br /> vàng. Có lẽ cũng vì thế nên nhiều người mới thắc mắc “Tại sao Tôn Hoa Sen không đầu tư<br /> 36 tỷ cho nhân vật X/Y mà cứ phải là anh Nick Vujicic?”. Bạn nghĩ vậy mà không trả lời<br /> câu hỏi “Liệu có bao nhiêu người trong 90 triệu dân Việt Nam có thể diễn thuyết lôi cuốn<br /> và xúc động như Nick Vujicic?”. Bạn vẫn nghĩ rằng hàng triệu người Việt hướng lên màn<br /> hình nghe Nick Vujicic chỉ là vì truyền thông và quảng cáo thôi sao. Lật ngược lại vấn đề<br /> mà tôi đã nói ở phần 5, ở Việt Nam, những công ty có khả năng chi trả 50 tỷ mỗi năm cho<br /> một câu chuyện PR là rất nhiều, và nếu biết một công dân Việt Nam có khả năng như Nick<br /> thì họ sẵn sàng đầu tư ngay. Một chuyện hậu trường thú vị là sau sự kiện Nick Vujicic, rất<br /> nhiều công ty ngẩn ngơ tiếc rẻ, giống như nhiều nhà xuất bản tiếc rẻ vì đã từng từ chối<br /> không in “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”. Nếu bạn vẫn còn cho rằng truyền ...

Tài liệu được xem nhiều: