Hiện, nguồn tôm giống cung ứng cho sản xuất tại các vùng nuôi tôm trọng điểm đang gặp nhiều khó khăn, chất lượng tôm giống không đảm bảo, năng suất sản lượng sụt giảm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của người dân. Cải thiện và nâng cao chất lượng tôm giống đang là bài toán cần được giải quyết. Chất lượng giống thấp Theo số liệu thống kê của 16 tỉnh trọng điểm nuôi tôm ven biển, đến hết tháng 6/2012 diện tích tôm đã thả giống là 614.815 ha, trong đó, diện tích tôm nuôi bị thiệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tôm giống - chất lượng còn bỏ ngỏTôm giống - chất lượng còn bỏ ngỏHiện, nguồn tôm giống cung ứng cho sản xuất tại cácvùng nuôi tôm trọng điểm đang gặp nhiều khó khăn, chấtlượng tôm giống không đảm bảo, năng suất sản lượng sụtgiảm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của người dân.Cải thiện và nâng cao chất lượng tôm giống đang là bàitoán cần được giải quyết.Chất lượng giống thấpTheo số liệu thống kê của 16 tỉnh trọng điểm nuôi tôm venbiển, đến hết tháng 6/2012 diện tích tôm đã thả giống là614.815 ha, trong đó, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là38.381ha (chiếm 6,49%), tôm sú là 35.823 ha, tôm thẻ chântrắng là 2.499 ha, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu,Cà Mau và Trà Vinh, tổng thiệt hại ước tính khoảng 5.500 tỷđồng. Tại Bình Định, tính đến cuối tháng 6, trên địa bàn tỉnhđã có đến 148,4 ha diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh, chiếm7,32% tổng diện tích thả nuôi, rải đều khắp các huyện HoàiNhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước. Ông Võ Đình Tâm, Chi cụctrưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh chia sẻ, sovới năm 2011, diện tích tôm bệnh tăng đến 21%, nhiều hộnuôi đang khốn đốn vì cảnh nợ nần chồng chất do con tômgây ra.Chất lượng tôm giống vẫn đang là bài toán nan giải tại cácvùng nuôi trọng điểm - Ảnh: Phan Thanh CườngTình hình sản xuất giống cũng đang là bài toán nan giản tạicác vùng nuôi trọng điểm, do mỗi khi vào vụ nuôi chính, sốlượng tôm giống đảm bảo chất lượng không đủ để đáp ứngnhu cầu thả nuôi của người dân. Ông Dương Tiến Thể, PhóVụ trưởng Vụ NTTS cho biết, quy trình công nghệ nuôi tômtại mỗi địa phương là khác nhau, các hộ nuôi lại sử dụngnhiều chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật không theoquy định. Trong khi, tôm bố mẹ vẫn chưa được kiểm soátchất lượng, ngoài giống tôm bố mẹ nhập khẩu có đăng ký từnước ngoài, một bộ phận doanh nghiệp tự cứu chọn tạo tômbố mẹ để bán ra thị trường mà chưa qua kiểm dịch. Đặc biệt,thời gian qua, do tình trạng tôm giống không được kiểm soátnghiêm ngặt nên một số doanh nghiệp nhỏ lẻ đã dùng tômthương phẩm nuôi vỗ thành tôm bố mẹ cho sinh sản rồi báncho người nuôi với giá thành thấp, nhưng chất lượng tômgiống kém, dễ nhiễm bệnh, người nuôi chịu thua lỗ trong sảnxuất.Bài toán tôm giốngXác định được vấn đề chất lượng giống là một trong nhữngyếu tố đầu vào quyết định đến sự thành công của nghề nuôitôm, nên công tác quản lý chất lượng giống được BộNN&PTNT quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tháng 3/2012, Bộđã thành lập đoàn kiểm tra, giám sát giống thủy sản đảm bảochất lượng, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN&PTNTtổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất giống tôm sú và TTCT tại2 tỉnh trọng điểm là Ninh Thuận và Bình Thuận. Bên cạnhđó, Tổng cục cũng đang soạn thảo và hoàn thiện thủ tục đểtrình Bộ ban hành Thông tư quản chất lượng giống thủy sảntrong đó có tôm giống. Trong năm 2012, Tổng cục Thủy sảnsẽ phối hợp với các địa phương hoàn thiện cơ sở dữ liệu vàsản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, đồng thời, tiếnhành kiểm tra, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất giốngtôm sú và TTCT trên địa bàn của 6 tỉnh trọng điểm: KhánhHòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu và CàMau, năm 2013 sẽ tiến hành đối với 22 tỉnh còn lại.Để nâng cao chất lượng con giống, Nhà nước cần triển khaiquy hoạch vùng sản xuất giống tập trung, xây dựng cơ sở hạtầng phục vụ hoạt động sản xuất giống, tăng cường quản lývề điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, yêu cầukhắc phục hoặc xử lý đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện,hướng dẫn chính quyền cơ sở thực hiện kiểm tra, giám sátcác cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn. Đồng thời, triển khaithành lập thí điểm mô hình tổ hợp tác, chi hội sản xuất, kinhdoanh tôm giống để giúp nhau phát triển sản xuất, tham giagiám sát, ngăn ngừa tình trạng gian lận thương mại trong sảnxuất, kinh doanh tôm giống. Tăng cường phối hợp với nhữngtrung tâm đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ngành thủy sảnđể đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các trại sản xuất, kinh doanhtôm giống; chuyển giao, phổ biến quy trình sản xuất giốngsạch cho các trại sản xuất giống địa phương, từng bước nângcao chất lượng sản xuất giống tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ vớicác ngành, các cấp kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở sảnxuất tôm giống kém chất lượng, chưa được kiểm dịch tại gốc.Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có một quy định cụ thể vềchất lượng tôm giống như thế nào thì đạt yêu cầu, để làm căncứ các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểmtra, thẩm định được dễ dàng hơn.Đầu tư khoa học công nghệNhằm nâng cao chất lượng tôm giống, tới đây, Nhà nước cầnđầu tư xây dựng và hoàn thiện Khu sản xuất giống tập trung,Trung tâm giống thủy sản của các tỉnh, tăng nguồn kinh phíhàng năm cho công tác đào tạo, khuyến ngư và chuyển giaocông nghệ mới. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lýnâng cao trình độ và công tác chuyên môn cho các cán bộlàm công tác thú y thuỷ sản. Tăng cường đầu tư các dự ánnghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất tôm sú, TTCTbố mẹ sạch bệnh, kháng bệnh.Hiện, đã có một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư quy trìnhcông nghệ vào sản xuất tôm giống hiện đại hơn, đây là nhữngdoanh nghiệp có uy tín trên thị trường, sẽ cung cấp nguồntôm giống chất lượng tốt, hiệu quả cao, phục vụ tốt nhu cầunuôi của người dân.Ngoài ra, người dân cũng cần nâng cao nhận thức trong quátrình sản xuất, đặc biệt là khâu chọn con giống, con giốngphải được mua tại những cơ sở sản xuất có uy tín, chất lượngđảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, phối hợp với cáccơ quan chức năng, kịp thời phát hiện những cơ sở sản xuấttôm giống không đảm bảo yêu cầu, nhập tôm giống kém hiệuquả rồi tung ra thị trường, từ đó có biện pháp xử phạt nghiêmvới những cơ sở này. ...