Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 701.90 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn" nhằm mục tiêu xác lập cơ sở địa lí dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá CQ cho định hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu xác lập cơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc KạnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ  PHẠM HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC CHO SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Địa lý Tự nhiên Mã số : 62 44 02 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội – 2015 Luận án được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Cao Huần 2. PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại Viện Địa lý, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội vào hồi........giờ........ngày........tháng.........năm 20.......Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Viện Địa lý, Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ, ViệnHàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắcsong có một vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng. Quốc lộ 3 chạydọc theo chiều dài lãnh thổ của tỉnh giúp Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với cáctỉnh trong và ngoài vùng (gồm Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, xahơn là Hà Nội và Vân Nam của Trung Quốc). Không chỉ có vị trí địa lý và địa chínhtrị quan trọng, Bắc Kạn còn là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và TNTNthuận lợi để phát triển một nền kinh tế toàn diện như là tài nguyên khoáng sản, tàinguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên rừng. Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kạnvẫn là một tỉnh nghèo của cả nước thể hiện ở tổng GDP thấp (6.881 tỉ đồng), tốc độtăng trưởng kinh tế chậm (5 - 6%), cơ cấu ngành kinh tế nặng về nông lâm nghiệp(NLN) (35,6% GDP) song giá trị sản xuất thấp; đời sống nhân dân, nhất là đồng bàocác dân tộc thiểu số nghèo nàn và lạc hậu (có 14,2% hộ nghèo, thu nhập GDP/ngườiở nông thôn 14,4 triệu đồng/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước). Bên cạnhđó, trước những sức ép của sự gia tăng dân số và quá trình khai thác TNTN cho mụctiêu phát triển KT - XH theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên địa bàn tỉnhđang làm cho các loại tài nguyên bị suy kiệt (tài nguyên khoáng sản và tài nguyênrừng), môi trường bị ô nhiễm (ô nhiễm đất, nước và không khí), tai biến thiên nhiên(TBTN) xuất hiện nhiều hơn và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn (xói mòn,trượt lở đất đá, lũ ống - lũ quét). Đứng trước thực trạng không tốt đó, Bắc Kạn cầnphải có những định hướng và giải pháp tổ chức không gian lãnh thổ thực sự phù hợpvới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của tỉnh, nhằm thúc đẩy nền KT - XH phát triểntương xứng với tiềm năng, đồng thời sử dụng hợp lí các nguồn TNTN, BVMT vàhướng tới sự PTBV. Trong những năm gần đây, mặc dù tỉnh Bắc Kạn đã thu hútđược khá nhiều các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, gópphần quan trọng cho việc định hướng phát triển KT - XH và BVMT cho tỉnh. Tuynhiên trên thực tế các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số huyện thịhoặc chỉ phục vụ cho các mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địaphương nên thiếu tính đồng bộ và thống nhất. Muốn có một căn cứ khoa học vữngchắc cho việc bố trí hiệu quả các không gian phát triển kinh tế gắn liền với việc sửdụng hợp lí TNTN và BVMT cho toàn tỉnh, không có cách giải quyết nào tốt hơnviệc nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lí (bao gồm tự nhiên, KT - XHvà môi trường), trong đó lấy CQ là đối tượng nghiên cứu chính, làm cơ sở bố trí hợplí không gian các ngành sản xuất, nhất là nông lâm nghiệp - ngành kinh tế chủ đạohiện nay của tỉnh Bắc Kạn, có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với điều kiện sinhthái của CQ. Xuất phát từ những lí do nêu trên, cùng với mong muốn được góp phần xâydựng địa phương PTBV, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xác lậpcơ sở địa lý học cho sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh BắcKạn” để thực hiện. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu: Xác lập cơ sở địa lí dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá CQ chođịnh hướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN tỉnh Bắc Kạn. * Nội dung: Để đạt được mục tiêu, luận án thực hiện các nội dung chính sau: 1 (i) Xác lập cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá CQ cho địnhhướng không gian SDHL TNTN và BVMT trong phát triển NLN miền núi tỉnh BắcKạn; (ii) Phân tích đặc điểm cấu trúc không gian và động lực mùa và chức năng củaCQ tỉnh Bắc Kạn; (iii) Đánh giá CQ cho phát triển NLN và giảm thiểu nguy cơ xóimòn (XM) đất tỉnh Bắc Kạn; (iv) Đề xuất định hướng không gian phát triển NLN vàBVMT tỉnh Bắc Kạn; (v) Đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái (KTST) chocác TVCQ núi thấp và đồi cao trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá CQ. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài * Phạm vi không gian: Được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn, gồm thịxã Bắc Kạn và 7 huyện trực thuộc. * Phạm vi khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá CQ (đánh giáthích nghi sinh thái, đánh giá mức độ bền vững chống XM) và đề xuất các khônggian phát triển NLN trên địa bàn tỉnh, đề xuất một số mô hình hệ KTST bền vững. 4. Những điểm mới của đề tài (i) Đã làm rõ được đặc điểm và tính đặc thù trong cấu trúc và sự phân hóa CQmiền núi tỉnh Bắc Kạn ở tỉ lệ 1/100.000 thông qua hệ thống phân ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: