Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.49 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm 1954. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945-1954, góp phần vào thực hiện công tác đối ngoại hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH MAI ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRANH THỦ SỰ ỦNG HỘ,GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà 2. TS. Nguyễn Bình Phản biện 1:.................................................................. .................................................................. Phản biện 2:.................................................................. .................................................................. Phản biện 3:.................................................................. ..................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế để xây dựng và phát triển đấtnước luôn là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Điều này không chỉ cần thiếtđối với các nước lớn có tiềm lực về kinh tế, quân sự, mà còn vô cùng quan trọng,nhân thêm nguồn sức mạnh đối với các dân tộc nhỏ trong cuộc đấu tranh vì hòabình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngay từ những năm tháng tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ ChíMinh luôn khẳng định, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cáchmạng thế giới và ai làm cách mạng trong thế giới đều là bạn bè, đồng chí củanhân dân Việt Nam. Vì thế, phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốctế vô sản cho nhân dân lao động, làm cho tinh thần yêu nước trở thành một bộphận của tinh thần quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, trong quá trình lãnh đạocách mạng, Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng sự nghiệp cáchmạng của nhân dân Việt Nam hòa vào cuộc đấu tranh của nhân loại bị áp bứcchống lại chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Đólà những hậu quả về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của chế độ cũ để lại: nềnkinh tế đình đốn, tài chính kiệt quệ; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đời sốngcủa nhân dân, làm gần 2 triệu người chết đói; hơn 90% người dân không biếtđọc, biết viết; các thế lực thực dân, đế quốc, phản động trong và ngoài nước cấukết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc ViệtNam một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ đứng trước một tình thế vôcùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đấtnước. Do vậy, bên cạnh chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân,việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để bảo vệ và giữ vững nền độc lập dântộc trở thành yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam. Vừa lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp, từng bước xây dựng, kiếnthiết đất nước, Đảng vừa lãnh đạo tranh thủ, phát huy sự ủng hộ quốc tế. Đó làquá trình kết hợp xây dựng lực lượng với mở rộng quan hệ quốc tế để tìm kiếmbạn đồng minh, đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, kết hợp các hìnhthức đối ngoại nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các nước anh em, các lực 2lượng yêu chuộng hòa bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, tạo thế và lực để đưacuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển lên một bước mới nhữngthành quả của Cách mạng Tháng Tám. Nghiên cứu về sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954 đốivới Việt Nam, không chỉ làm rõ thêm vai trò to lớn của Đảng, đứng đầu là Chủtịch Hồ Chí Minh, với bản lĩnh chính trị kiên cường, với đường lối đúng đắn,sách lược mềm dẻo, linh hoạt, đã tranh thủ, phát huy được sự ủng hộ, giúp đỡcủa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để làm nênthắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn góp phần đấu tranhchống lại những luận điệu xuyên tạc lịch sử của chủ nghĩa đế quốc và các thế lựcthù địch nhằm vào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. Đồng thời,đây cũng là cơ sở để Đảng tiếp tục phát huy nhân tố sức mạnh thời đại, tranh thủsự ủng hộ quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng lãnh đạotranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1954” để nghiên cứuvà làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế đốivới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945 đến năm1954. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo tranhthủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trong giai đoạn 1945-1954, góp phần vào thựchiện công tác đối ngoại hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ bối cảnh lịch sử và sự cần thiết phải tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộquốc tế đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam giai đoạn1945-1954. - Nghiên cứu và hệ thống hóa quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoạicủa Đảng, Chủ tịch H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: