Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức trong hoạt động logistics tại Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 976.66 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án "Nghiên cứu quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức trong hoạt động logistics tại Việt Nam" nhằm hệ thống hóa, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với vận tải đa phương thức trong hoạt động logistics; Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức trong hoạt động logistics tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức trong hoạt động logistics tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHAN THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀVẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ: 9.84.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2022 Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông vận tải Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Trần Thị Lan Hương (Trường Đại học GTVT) 2. TS Lê Thu Huyền (Trường Đại học GTVT) Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấpTrường họp tại Trường Đại học Giao thông vận tải. Vào hồi…….. giờ,……, ngày…….tháng……. năm 2022 Có thể tìm thấy luận án tại: Trung tâm thông tin thư việnTrường Đại học Giao thông vận tải. 1 PHẦN MỞ ĐẦU1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thời gian qua Việt Nam đã có thành công đáng ghi nhận về quản lýnhà nước trong lĩnh vực vận tải đa phương thức nói riêng và logistics nóichung. Tuy nhiên quản lý nhà nước về VTĐPT trong hoạt động logistics tạiViệt Nam, dù đã có rất nhiều chính sách, định hướng nhằm phát triểnVTĐPT vẫn chưa có định hướng cụ thể, chưa thực sự hệ thống và đồng bộ.Hiện còn tồn tại nhiều hạn chế cản trở sự phát triển vận tải đa phương thứctrong hoạt động logistics. Việc vận chuyển đơn phương thức, không kết nốiđồng bộ giữa các phương thức vận tải đang làm gia tăng giá thành sản xuấtvà hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tăng cường kết nối VTĐPTchính là hoạt động xương sống của dịch vụ logistics. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra của thực tiễn cũng như yêu cầu phảihoàn thiện lý luận về quản lý Nhà nước đối với vận tải đa phương thức tronghoạt động logistics tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài của luận án:“Quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức trong hoạt động logisticstại Việt Nam”.2- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về quản lý nhànước đối với VTĐPT trong hoạt động logistics; Phân tích đánh giá thực trạngvà đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về VTĐPT trong hoạtđộng logistics tại Việt Nam.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về VTĐPT trong hoạtđộng logistics, không nghiên cứu mô hình quản lý doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Giới hạn trong lãnh thổ Việtnam; Về thời gian: Số liệu thực trạng sử dụng để nghiên cứu trong giai đoạn2011-2020 và đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý Nhà nước vềVTĐPT trong hoạt động logistics đến năm 2030.4- Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngànhnhư: Diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Ngoài ra,luận án đã sử dụng một số phương pháp đặc thù như điều tra, khảo sát kếthợp với phỏng vấn thu thập, các phương pháp toán kinh tế, phương pháp tốiưu hóa.5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 2 Về mặt khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận; Phân tích các quan điểmvề QLNN, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của QLNN về VTĐPT trong hoạtđộng logistics; Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về VTĐPT trong hoạtđộng logistics. Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng, những bất cập trong quản lýNhà nước về VTĐPT trong logistics ở Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu bàihọc kinh nghiệm ở các nước; Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhànước về VTĐPT trong hoạt động logistics.6- Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Cho đến nay số lượng các nghiên cứu chuyên sâu về vận tải đa phươngthức trong hoạt động logistics vẫn còn rất hạn chế. Các nghiên cứu tập trungchủ yếu dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa. Các nghiên cứu về vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics ở nướcta phần lớn từ các đề tài khoa học, đề án của các Bộ Công thương, Bộ GTVT,các báo cáo hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức WB, GIZ, JICA,... Một số luậnán nghiên cứu cũng có đề cập đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạtđộng vận tải. Hầu hết các nghiên cứu về quản lý Nhà nước đều thực hiệntrên đơn phương thức vận tải.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Nhiều nghiên cứu nước ngoài xác định logistics là chuỗi các hoạtđộng, giao dịch kinh tế có liên quan đến sản xuất và thương mại hàng hóa(Stock and Lambert, 2001). Các tác giả xác định các hoạt động logistics baogồm các dịch vụ khách hàng; dự báo và lập kế hoạch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: