Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ HƯƠNG BƯỞITÍN HIỆU THẨM MỸ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA “MẮT” TRONG KHO TÀNG CA DAO NGƯỜI VIỆT VÀ THƠ CA VIỆT NAM 1945-1975 Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - 2021 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hoàng Trọng PhiếnPhản biện 1: GS. TS Nguyễn Văn Khang Viện Ngôn ngữ họcPhản biện 2: GS. TS Đỗ Việt Hùng Trường Đại học Sư phạm Hà NộiPhản biện 3: PGS. TS. Phạm Văn Tình Viện từ điển và Bách khoa toàn thư Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ...giờ 00 ngày ... tháng ... năm 2021Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn đề tài 1. Tín hiệu thẩm mỹ là một trong những phương tiện biểu hiện quan trọng nhất củahoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Với tư cách là một phươngtiện đặc thù nhằm truyền tải những thông tin thẩm mĩ, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chươngvừa được sử dụng như những THTM, vừa là cái biểu đạt cho các THTM. Đến lượt mình, tácphẩm văn chương cũng chính là THTM. Nghiên cứu THTM là một công việc cần thiết đối với người làm công tác nghiên cứuvăn học nói chung, nghiên cứu ngôn ngữ nói riêng. Tác phẩm văn chương tồn tại với tưcách là một hệ thống tín hiệu. Để hiểu và đánh giá đúng đắn, có cơ sở khoa học một tácphẩm văn học cụ thể rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tácphẩm đó. Nghiên cứu THTM đã có nhiều công trình, riêng THTM thuộc trường nghĩa “mắt”trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 chưa được nghiên cứu.Lựa chọn THTM “mắt” làm đối tượng nghiên cứu vì mắt là nét đẹp tiêu biểu của người congái Việt Nam, mắt gợi tả tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam trong ca dao và thơ ca,ghi lại đặc điểm tâm hồn, tư duy văn hóa văn học của con người Việt Nam ở thời kì xã hộiphong kiến và xã hội hiện đại; mắt trở thành một hình tượng thẩm mỹ đã đi vào tâm thứccon người Việt Nam như một thứ cửa sổ chiếu dọi tâm hồn con người. 2. Về trường từ vựng - ngữ nghĩa, nhiều vấn đề đã được các nhà nghiên cứu quantâm, giải quyết: các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, từ chỉ tên riêng của người, chỉ quan hệthân tộc, xưng hô, chỉ y phục; chỉ sự vật, chỉ động vật, thực vật; chỉ hiện tượng tự nhiên, khítượng, chỉ hướng vận động; chỉ màu sắc… Một số công trình không chỉ dừng ở trong phạm vi ngôn ngữ, mà còn xem xét cácmối tương giao giữa ngôn ngữ học với sử học, văn hóa học, xã hội học… Một số côngtrình đã quan tâm nghiên cứu khả năng hành chức của một trường nghĩa trong thực tế sửdụng ngôn ngữ, trong tác phẩm văn học. Đó là các vấn đề như: các tính từ chỉ màu sắctrong thơ Tố Hữu, các từ chỉ hiện tượng tự nhiên - khí tượng trong ca dao và thơ NguyễnTrãi, chỉ không gian trong ca dao, chỉ cây cối trong thơ Việt Nam, trường nghĩa lửa, nướctrong tiếng Việt…, chỉ động vật trong truyện đồng thoại Việt Nam… Nghiên cứu trường nghĩa trong thực tế sử dụng ngôn ngữ (trong đời sống, trong tácphẩm văn học) cũng là xem xét ngôn ngữ trong hoạt động hành chức để thấy được giá trịcủa ngôn ngữ đối với đời sống con người. 3. Từ cách tiếp cận ngôn ngữ học, chúng tôi chọn đề tài THTM thuộc trường nghĩa“mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 nhằm phát hiện giá trịý nghĩa thẩm mỹ “mắt” trong tri nhận mang tính tư duy văn hóa dân tộc, trong đời sống tâmhồn dân tộc ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Thực hiện luận án này sẽ đóng góp ngữ liệu cụ thểvào lý thuyết THTM và gợi mở cách phân tích ngôn ngữ đối với việc giảng dạy ngôn ngữ vănchương trong nhà trường hiện nay. 2 II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết về THTM để khảo sát tín hiệu thẩm mỹ thuộc trường nghĩa“mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975 góp phần tìm hiểuthi pháp ca dao, thi pháp thơ ca Việt Nam 1945-1975. - Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc giảng dạy, học tập ca dao, thơ ca ViệtNam trong nhà trường phổ thông. Những năm qua, cùng với yêu cầu chung của công cuộccải cách giáo dục, những yêu cầu về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phân tích tácphẩm văn học cũng được đặt ra cấp bách trong nhà trường phổ thông. 2. Nhiệm vụ Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa, có phản biện các lý thuyết về trường nghĩa, tín hiệu thẩm mỹ có liênquan đến đề tài THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơca Việt Nam 1945-1975. - Thống kê, phân loại THTM thuộc trường nghĩa “mắt” kho tàng ca dao người Việt vàthơ ca Việt Nam 1945-1975, xác định tần số xuất hiện, phân tích các cách kết hợp của cácnhóm THTM hằng thể và các biến thể. - Tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng thẩm mĩ của THTM “mắt”, chỉ ra được nét thống nhất và khác biệt về cách sử dụng và ý nghĩa thẩm mỹ của THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong ca dao người Việt và thơ ca Việt Nam 1945-1975. III. Đối tượng, ngữ liệu nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu THTM thuộc trường nghĩa “mắt” trong kho tàng ca dao người Việt và thơ ca ViệtNam 1945-1975. Trường nghĩa “mắt” là một trong những trường nghĩa hoạt động rất phong phú trong hệ thống từ vựng tiếng Việt. Ở trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Ngôn ngữ học Tín hiệu thẩm mỹ trong ca dao Thơ ca Việt Nam 1945-1975 Tín hiệu ngôn ngữTài liệu cùng danh mục:
-
30 trang 504 0 0
-
205 trang 410 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 374 1 0 -
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 355 5 0 -
97 trang 308 0 0
-
206 trang 298 2 0
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Tìm hiểu xây dựng thuật toán giấu tin mật và ứng dụng
76 trang 296 0 0 -
174 trang 294 0 0
-
102 trang 286 0 0
-
174 trang 275 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0