![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò của phát triển tài chính
Số trang: 64
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.70 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Bất định tỷ giá hối đoái được đo lường dựa trên hai phương pháp khác nhau để đảm bảo tính vững cho các kết quả ước lượng, bao gồm thước đo độ lệch chuẩn và chỉ số Z-score.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò của phát triển tài chínhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾNẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2024BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾNẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ (PHẢN BIỆN KÍN) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SÁNG PGS. TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2024 i TÓM TẮT LUẬN ÁN Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bất định tỷgiá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếpnước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Bất định tỷ giá hối đoái được đolường dựa trên hai phương pháp khác nhau để đảm bảo tính vững cho các kết quả ướclượng, bao gồm thước đo độ lệch chuẩn và chỉ số Z-score. Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên mô hình các yếu tố đẩy và kéo củaFernandez-Arias (1996), lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất,lý thuyết quyền chọn thực, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và lý thuyết trung giantài chính. Lý thuyết quyền chọn thực đã đưa ra các điều kiện để hai lý thuyết lo ngại rủiro và lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất có thể diễn ra, bao gồm những lập luậnnổi tiếng của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007). Đồng thời, vai trò tươngtác của phát triển tài chính với bất định tỷ giá hối đoái cũng được thêm vào mô hìnhnghiên cứu dựa trên việc luận giải từ lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết về thôngtin bất cân xứng. Bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm 114 quốc gia từ năm 2000 đến năm2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi. Phương pháp Bayes được sử dụng để ước lượng mô hình thực nghiệm và thựchiện các suy diễn thống kê xuyên suốt nội dung luận án. Ước lượng Bayes thừa nhậnđồng thời cả hai ảnh hưởng với xác suất về tất cả khả năng có thể xảy ra. Kết quả nghiêncứu được thực hiện khi không xem xét và có xem xét ảnh hưởng của biến tương tác bấtđịnh tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính. Khi không xem xét ảnh hưởng của biến tương tác, ảnh hưởng của bất định tỷ giáhối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là cùng chiều với xác suất cao (94%-95%) ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giáthả nổi, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn làcùng chiều nhưng yếu hơn so với nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Xácsuất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái dao động từ 88% đến 90%. Nhưvậy, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất vẫn được ủng hộ mạnh mẽ hơn lý thuyết longại rủi ro. Sự khác biệt giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái chỉ thể hiện ở mức độ phổ biếncủa xác suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu khi có xem xét ảnh hưởng tương tác đã cho thấy sự khácbiệt có bổ sung so với mô hình thực nghiệm không xem xét ảnh hưởng tương tác. Ởnhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnhhưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng nàyđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thìcàng gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định tỷ giá hối đoái. Ởnhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnhhưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Pháttriển tài chính của một quốc gia càng cao thì tác động biên cùng chiều càng giảm. Cácnền kinh tế có phát triển tài chính càng thấp thì càng có xu hướng làm cho ảnh hưởngbiên của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng chiều. Xéttheo các giá trị trung bình hậu nghiệm, ảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái ởcả hai nhóm quốc gia khả năng cao sẽ có sự phổ biến hơn của ảnh hưởng cùng chiều sovới ảnh hưởng ngược chiều. ii MỤC LỤCTÓM TẮT LUẬN ÁN---------------------------------------------------------------------------- iCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ------------- 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ---------------------------------------------------- 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 1 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ---------------------------------------------------- 1 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể -------------------------------------------------------- 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 1 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------- 1 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 1 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 1 1.5. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 1 1.6. Đóng góp chính của luận án ---------------------------------------------------------- 2 1.7. Thiết kế nghiên cứu ---------------- ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò của phát triển tài chínhBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾNẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2024BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾNẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ (PHẢN BIỆN KÍN) Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SÁNG PGS. TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2024 i TÓM TẮT LUẬN ÁN Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bất định tỷgiá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếpnước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Bất định tỷ giá hối đoái được đolường dựa trên hai phương pháp khác nhau để đảm bảo tính vững cho các kết quả ướclượng, bao gồm thước đo độ lệch chuẩn và chỉ số Z-score. Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên mô hình các yếu tố đẩy và kéo củaFernandez-Arias (1996), lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất,lý thuyết quyền chọn thực, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và lý thuyết trung giantài chính. Lý thuyết quyền chọn thực đã đưa ra các điều kiện để hai lý thuyết lo ngại rủiro và lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất có thể diễn ra, bao gồm những lập luậnnổi tiếng của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007). Đồng thời, vai trò tươngtác của phát triển tài chính với bất định tỷ giá hối đoái cũng được thêm vào mô hìnhnghiên cứu dựa trên việc luận giải từ lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết về thôngtin bất cân xứng. Bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm 114 quốc gia từ năm 2000 đến năm2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và thả nổi. Phương pháp Bayes được sử dụng để ước lượng mô hình thực nghiệm và thựchiện các suy diễn thống kê xuyên suốt nội dung luận án. Ước lượng Bayes thừa nhậnđồng thời cả hai ảnh hưởng với xác suất về tất cả khả năng có thể xảy ra. Kết quả nghiêncứu được thực hiện khi không xem xét và có xem xét ảnh hưởng của biến tương tác bấtđịnh tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính. Khi không xem xét ảnh hưởng của biến tương tác, ảnh hưởng của bất định tỷ giáhối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là cùng chiều với xác suất cao (94%-95%) ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giáthả nổi, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn làcùng chiều nhưng yếu hơn so với nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Xácsuất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái dao động từ 88% đến 90%. Nhưvậy, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất vẫn được ủng hộ mạnh mẽ hơn lý thuyết longại rủi ro. Sự khác biệt giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái chỉ thể hiện ở mức độ phổ biếncủa xác suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu khi có xem xét ảnh hưởng tương tác đã cho thấy sự khácbiệt có bổ sung so với mô hình thực nghiệm không xem xét ảnh hưởng tương tác. Ởnhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnhhưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng nàyđối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thìcàng gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định tỷ giá hối đoái. Ởnhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnhhưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Pháttriển tài chính của một quốc gia càng cao thì tác động biên cùng chiều càng giảm. Cácnền kinh tế có phát triển tài chính càng thấp thì càng có xu hướng làm cho ảnh hưởngbiên của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng chiều. Xéttheo các giá trị trung bình hậu nghiệm, ảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái ởcả hai nhóm quốc gia khả năng cao sẽ có sự phổ biến hơn của ảnh hưởng cùng chiều sovới ảnh hưởng ngược chiều. ii MỤC LỤCTÓM TẮT LUẬN ÁN---------------------------------------------------------------------------- iCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ------------- 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ---------------------------------------------------- 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 1 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ---------------------------------------------------- 1 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể -------------------------------------------------------- 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 1 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------- 1 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 1 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 1 1.5. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------------- 1 1.6. Đóng góp chính của luận án ---------------------------------------------------------- 2 1.7. Thiết kế nghiên cứu ---------------- ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng Tài chính Ngân hàng Bất định tỷ giá hối đoái Đầu tư trực tiếp nước ngoàiTài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 392 1 0 -
174 trang 354 0 0
-
102 trang 319 0 0
-
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 317 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 259 0 0 -
27 trang 219 0 0
-
10 trang 219 0 0
-
27 trang 197 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 188 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Rủi ro rửa tiền trong hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam
86 trang 187 0 0