Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu "Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam" là phân tích SOA cấu trúc vốn hướng về cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những hàm ý chính sách cho những nhà quản lý tài chính của các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam có những chính sách tác động đến SOA để nhanh chóng đạt được cấu trúc vốn mục tiêu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN ĐIỆP TỐC ĐỘ ĐIỀU CHỈNH CẤU TRÚC VỐN MỤC TIÊU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý do và bối cảnh của nghiên cứu Các nhà kinh tế học tài chính đã dành sự quan tâm đáng kể trong việc giải thích cấu trúc vốn của các công ty. Tuy nhiên, vẫn khó có thể giải thích cấu trúc vốn một cách đầy đủ vì các lý thuyết cụ thể lại có quan điểm khác nhau. Các nhà quản lý tài chính của công ty cố gắng điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty để đạt được một mức mục tiêu đòn bẩy tối ưu, nhưng họ khó hoặc không thể đạt được điều này vì những vấn đề như lựa chọn bất lợi, sự hiện diện của chi phí tương đối phát hành nợ và vốn chủ sở hữu thay đổi theo thời gian hoặc sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của việc huy động vốn chủ sở hữu (Baker & Wurgler, 2002; Myers, 1984; Myers & Majluf, 1984). Trên thực tế, quá trình điều chỉnh cấu trúc vốn có liên quan đến một số yếu tố và các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp sẽ cân nhắc cẩn thận tình hình tài chính của công ty khi thực hiện điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty. Trong một thị trường tài chính hoàn hảo, các công ty sẽ đạt được cấu trúc vốn mục tiêu rất nhanh. Tuy nhiên, có thể mất vài năm để các công ty điều chỉnh đạt được tỷ lệ đòn bẩy mong muốn của họ do sự tồn tại của chi phí điều chỉnh. Đại dịch Covid-19 bắt nguồn ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, đã nhanh chóng lan sang các nước láng giềng của Trung Quốc và toàn thế giới. Vào ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu (WHO, 2020). Đại dịch của Covid-19 trên toàn thế giới đã tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô lớn đến doanh thu công ty, lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng (Bui et al., 2022). Vo, Mazur, and Thai (2022) đã báo cáo rằng đợt bùng phát Covid-19 làm tốc độ điều chỉnh (SOA) theo tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu của các công ty niêm yết công khai càng nhanh. Bên cạnh đó, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến sức khỏe của người dân thế giới và các hoạt động kinh tế ở tất cả các quốc gia, với những tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng trên toàn hành tinh. Việc phong tỏa (lockdown) đã làm gián đoạn cung và cầu của nhiều loại hàng hóa về mặt luồng lưu chuyển sản phẩm; đồng thời, các dòng tài chính bị ảnh hưởng, và gây những hậu quả nghiêm trọng lan rộng khắp các chuỗi cung ứng trên toàn thế giới (Moretto & Caniato, 2021). Cuộc bùng phát Covid-19 này đã đưa ra một cái nhìn mới 2 về mạng lưới cung ứng và tạo sức ép để lấp chỗ trống, hàn gắn các “vết nứt” trên chuỗi cung ứng toàn cầu và làm gia tăng vai trò của tài chính chuỗi cung ứng (SCF) trong nền kinh tế thế giới. Các học giả cho rằng SCF đã nổi lên như một phương tiện cấp vốn linh hoạt mới để giảm bớt tác động của các hạn chế tài chính. Pan, Xu, Li, Ling, and Zheng (2023) đã thiết lập mối liên hệ giữa SCF và việc điều chỉnh cơ cấu vốn của các công ty cốt lõi thông qua bộ dữ liệu về các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến tại Trung Quốc. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng SCF có thể tăng SOA cơ cấu vốn một cách đáng kể, đặc biệt là đối với các công ty có đòn bẩy quá mức sẽ có SOA nhanh hơn các công ty có đòn bẩy dưới mức. Họ kết luận rằng SCF có thể cải thiện hiệu quả sự hợp tác giữa ngân hàng và công ty, phân phối hiệu quả các nguồn tài chính giữa các công ty trong chuỗi cung ứng và cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, tín dụng thương mại (cụ thể là các khoản phải trả thương mại) thường được sử dụng bởi các công ty, đặc biệt là ở các nước có thị trường tài chính kém phát triển (Booth, Aivazian, Demirguc-Kunt, & Maksimovic, 2001). Casey and O'Toole (2014) quan sát và thấy rằng các công ty có nhiều khả năng sử dụng tín dụng thương mại hơn và tín dụng liên công ty đóng vai trò thay thế cho tài trợ ngân hàng, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Bởi vì thời kỳ khủng hoảng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề phát sinh từ sự bất đối xứng thông tin và sự không minh bạch của công ty. Vì những lý do này, các tổ chức tài chính có thể giảm cung cấp tín dụng cho các công ty. Trong những điều kiện như vậy, tín dụng thương mại (các khoản phải trả thương mại) tỏ ra hữu ích để giảm thiểu hạn chế tín dụng. Abuhommous (2021) và Cao and Cui (2021) thấy rằng tín dụng thương mại có ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh cơ cấu vốn. Chẳng hạn, Cao and Cui (2021) kết luận rằng tín dụng thương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: