Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Triết học: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 306.61 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là lý luận và thực tiễn về những điểm tương đồng và khác biệt giữa chế độ dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa, luận án đề xuất những yêu cầu cơ bản và những giải pháp chủ yếu những giải pháp vận dụng những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản vào xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Triết học: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản. Ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THU MAINHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮADÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ DÂN CHỦ TƯ SẢN Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Bách Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... .........................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ vốn là một giá trị phổ biến xuất phát từ thực tiễn sản xuất và sinhhoạt của nhân loại từ thời nguyên thủy xa xưa - dân chủ nguyên thủy. Sau đó,dân chủ còn là khát vọng và là mục tiêu đấu tranh không ngừng của đại đa sốnhân dân trong lịch sử hình thành và phát triển tiếp theo của xã hội loài người.Thực tế cho thấy, vấn đề dân chủ đã và đang được các nhà tư tưởng, các nhàhoạt động chính trị trong mọi thời đại, từ thời cổ đại đến nay, tiếp tục quantâm và bàn luận. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua một quá trình hình thànhvà phát triển thực tiễn, lý luận và các chế độ dân chủ khác nhau: dân chủnguyên thủy (khi chưa có chế độ tư hữu, giai cấp); chế độ dân chủ chủ nô, chếđộ dân chủ tư sản và ngày nay, theo quan điểm mácxít, là chế độ dân chủ xãhội chủ nghĩa. Chủ nghĩa cộng sản là đích đến mà dù sớm hay muộn, tất cả nhân loại sẽvươn tới; là xã hội tốt đẹp trong đó mọi người đều có cuộc sống ấm no, tự do vàhạnh phúc. Dân chủ là một trong những giá trị, đặc trưng cơ bản thuộc về bảnchất của xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội. Vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ điềukiện, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, trong di sản lý luận của Chủ tịch Hồ ChíMinh về chủ nghĩa xã hội, tư tưởng về dân chủ và thực hành dân chủ là mộttrong những nội dung quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, to lớn. Chủ tịchHồ Chí Minh đã khẳng định rằng, dân chủ có nghĩa dân là chủ và dân làmchủ; rằng, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Trong thời đại ngày nay, đối với dân tộc Việt Nam, thực hiện tốt dân chủ làmột trong những mục tiêu và động lực cơ bản để hội nhập và phát triển theocon đường cách mạng mà Đảng và dân tộc ta đã xác định. Có thể nói, nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà chúng ta đạt được trong công cuộc đổimới, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắtnguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không nói đến nền dân chủ xãhội chủ nghĩa, cho dù vẫn đang trong quá trình từng bước hoàn thiện, cụ thểhoá, thực thi và đã có nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. 2 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, như Đại hội XII của ĐảngCộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ,đảng viên và nhân dân còn hạn chế; tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữadân chủ và kỷ cương, pháp luật còn tồn tại ở nhiều nơi; quyền làm chủ của nhândân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm; có lúc, có nơi, việc thực hiệndân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủgây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội… Đã xuất hiện không ít những hoài nghi về nền dân chủxã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, rằng: Liệu dân chủ xã hội chủnghĩa có dân chủ hơn dân chủ tư sản hay không? Bản chất nền dân chủ xã hộichủ nghĩa là gì? Và có gì giống, khác với dân chủ tư sản mà các nước phươngTây đang xây dựng? Tại sao có những nước thực hiện dân chủ thành công,trong khi các nước khác lại thất bại? Tại sao việc đánh giá thế nào là dân chủ vàkhông dân chủ lại không giống nhau giữa các nước? Đâu là mô hình dân chủchung cho các quốc gia khi mà các nước trên thế giới đang ngày càng xích lạigần nhau và Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm gì về xây dựng dân chủ ở cácquốc gia đó? Nghiên cứu về dân chủ xã hội chủ nghĩa phải vừa xuất phát từ nguồn cộicủa nó là dân chủ nguyên thủy với nội hàm gốc là quyền lực của nhândân, vừa phải kế thừa những giá trị của chế độ dân chủ tư sản - một chế độ dânchủ ra đời trước dân chủ xã hội chủ nghĩa hàng thế kỷ, với cả những thành quả,giá trị lẫn những hạn chế của nó - trên cơ sở làm rõ những điểm tương đồng vàkhác biệt giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản sẽ có ý nghĩa quantrọng cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu những điểm tương đồng và những khác biệt của dân chủxã hội chủ nghĩa so với dân chủ tư sản có ý nghĩa cấp thiết vì sẽ khắc phụcđược cả hai xu hướng lệch lạc hiện nay: Một là, xu hướng bảo thủ với tư duycũ, thể hiện bệnh ấu trĩ tả khuynh, đối lập và phủ định sạch trơn dân chủ tư sản;Hai là, xu hướng ngày càng mơ hồ, sai lệch, hữu khuynh, hòa nhập theo dânchủ tư sản phương Tây - khi mà Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàndiện hơn với thế giới, chủ yếu là với các nước tư b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: