Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt da - cân delta có nối thần kinh cảm giác trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng tì đè bàn chân

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.19 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Khảo sát các đặc điểm giải phẫu của vạt da - cân delta ở người Việt trưởng thành. Đánh giá kết quả ứng dụng vạt trên lâm sàng để điều trị những khuyết hổng phần mềm ở vùng tì đè bàn chân
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng vạt da - cân delta có nối thần kinh cảm giác trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng tì đè bàn chânBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNGVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN QUANG VỊNH NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU VÀ ỨNG DỤNGVẠT DA CÂN DELTA CÓ NỐI THẦN KINH CẢMGIÁC TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG TÌ ĐÈ BÀN CHÂN Chuyên ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62720129 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNHTẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng Phản biện 1: GS.TS. Lê Gia Vinh Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Đăng Ninh Phản biện 3: PGS.TS. Lâm KhánhLuận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trườngtại viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108Vào hồi: giờ ngày tháng nămCó thể tìm luận án tại: 1. Thư viện quốc gia 2. Thư viện VNCKH Y Dược lâm sàng 108 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng tì đè bàn chân (TĐBC) có các đặc điểm về cấu tạo giải phẫuđặc biệt, nhằm thích nghi với vai trò chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể.Đến nay, việc điều trị các khuyết hổng phần mềm (KHPM) vùng TĐBCvẫn luôn là một thách thức do không có chất liệu tạo hình tương đồng.Ghép da là phương pháp đơn giản, tuy nhiên da ghép không chịu được tìđè. Các vạt ngẫu nhiên tại chỗ cũng chỉ phù hợp với các khuyết hổng nhỏ.Các vạt cuống mạch liền hình đảo đã giúp điều trị được nhiều KHPM ởvùng TĐBC, tuy nhiên khả năng ứng dụng vạt bị hạn chế bởi kích thướcvà nhiều khi các vạt này cũng không sẵn có. Nếu sử dụng các vạt chéochân, vạt da trụ thì người bệnh phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, phảichịu đựng tư thế gò bó kéo dài... Chuyển vạt tự do đã thành công từ những năm 70 của thế kỷ trướcvà phát triển mạnh mẽ trong hơn bốn thập kỷ qua. Vượt qua những tháchthức ban đầu của việc che phủ khuyết hổng chỉ với mục đích làm liền tổnthương, thách thức hiện tại là các đòi hỏi ngày càng cao về chức năng vàthẩm mỹ. Đối với các KHPM ở vùng TĐBC, yêu cầu che phủ là cần mộtvạt mỏng, có khả năng tưới máu tốt, có cảm giác để bảo vệ vạt, có thể lấyvạt với kích thước lớn, vạt không có lông và tổn thương bệnh lý ở nơicho vạt là tối thiểu. Vạt da - cân delta là một trong số ít những vạt có thểđáp ứng được hầu hết các tiêu chí trên. Vạt da - cân delta được Franklin J.D phát hiện vào năm 1984. Sauđó, nhiều tác giả đã ứng dụng vạt để che phủ các tổn khuyết ở vùng bàntay, bàn chân và vùng mặt. Nhìn chung, vạt được các tác giả nhận xét làphù hợp để che phủ các KHPM ở vùng TĐBC. Tuy vậy, các nghiên cứugiải phẫu về vạt còn ít được thông báo. Các nghiên cứu này cũng chưa đềcập nhiều đến các đặc điểm giải phẫu của bó mạch mũ cánh tay sau vànhánh thần kinh cảm giác chi phối cho vạt. Về độ dày của vạt và đặc biệtlà kích thước mạch máu của vạt trên cơ thể sống cũng chưa được tác giảnào đề cập đến. Ở Việt Nam, vạt delta tự do có nối thần kinh cảm giác đã được ứngdụng phổ biến tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ năm 2005. Kết quả bước đầu 2ứng dụng vạt trong điều trị KHPM ở vùng TĐBC là rất đáng khích lệ.Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào có tính hệthống gắn việc nghiên cứu giải phẫu của vạt với ứng dụng lâm sàng. Xuấtphát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải phẫuvà ứng dụng vạt da - cân delta có nối thần kinh cảm giác trong điều trịkhuyết hổng phần mềm vùng tì đè bàn chân” với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát các đặc điểm giải phẫu của vạt da - cân delta ở ngườiViệt trưởng thành. 2. Đánh giá kết quả ứng dụng vạt trên lâm sàng để điều trị nhữngkhuyết hổng phần mềm ở vùng tì đè bàn chân. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Xác định chiều dày của vạt delta qua siêu âm: Đây là lần đầutiên phương pháp này được báo cáo ở y văn trong nước. Kết quả cho thấyđây là phương pháp đáng tin cậy, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. 2. Xác định được chiều dài, đường kính và cấu trúc không gian 3chiều của cuống mạch nuôi vạt trên cơ thể sống thông qua CTA-320. Đốivới vạt delta, đây là lần đầu tiên phương pháp này được ứng dụng.Nguyên lý của phương pháp giúp mở ra một hướng tiếp cận mới, có giátrị khoa học trong nghiên cứu hệ vi tuần hoàn của cơ thể. 3. Phát hiện các bất thường giải phẫu liên quan đến nguyên ủy,đường đi của ĐM mũ cánh tay sau (ĐMMCTS) và nhánh ĐM da: Nhữnghình ảnh giải phẫu bất thường này chưa thấy công bố trong y văn khitham khảo trên Pubmed và Medline. Phát hiện này giúp cho các phẫuthuật viên tự tin hơn trong việc lựa chọn sử dụng vạt trên lâm sàng. 4. Xác định được sự tham gia của vạt delta tạo hình trong hoạt độngđi lại, tì nén thông qua qua việc lấy dấu in ở vùng TĐBC: Ở Việt nam,đây là lần đầu tiên cách thức này được báo cáo y văn. 5. Hiện nay vạt delta còn ít được sử dụng và thông báo trong y vănthế giới. Nghiên cứu góp phần khẳng định rằng vạt delta là một chất liệuvạt tạo hình phù hợp và đáng tin cậy khi lựa chọn vạt che phủ các KHPMlộ gân, xương, khớp... ở vùng TĐBC. 3 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 127 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục,trong đó có 2 trang đặt vấn đề, 31 trang tổng quan, 29 trang đối tượng vàphương pháp nghiên cứu, 28 trang kết quả nghiên cứu, 34 trang bàn luận,2 trang kết luận và 1 trang kiến nghị. Luận án có 144 tài liệu tham khảo(29 tài liệu trong nước và 115 tài liệu nước ngoài), có 13 bảng và 71 hìnhminh họa. Có 3 bài báo liên quan trực tiếp đề tài đã công bố. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của vùng tì đè bàn chân1.2. Điều t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: