Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quan niệm về dân sinh của Hồ Chí Minh vào việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân sinh, từ thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng, luận văn "Vận dụng quan niệm về dân sinh của Hồ Chí Minh vào việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng" đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quan niệm về dân sinh của Hồ Chí Minh vào việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LƯU VĂN PHONG VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ DÂN SINHCỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC ĐẢM BẢO CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 TÓM TẮTLUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGNgười hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN HỒNG LƯUPhản biện 1: TS. NGÔ VĂN HÀPhản biện 2: TS. TRẦN VIẾT QUÂNLuận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học ĐàNẵng vào ngày 05 tháng 01 năm 2014.Có thể tìm hiểu luận văn tại:Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà NẵngThư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội gắn chặtvới vấn đề dân sinh, Người luôn coi trọng và thực hiện ngày càng tốthơn vấn đề dân sinh. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ phươngthức, biện pháp để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề dân sinh. Đólà thực hành tiết kiệm, phát triển sản xuất, gắn phát triển kinh tế vớichăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhândân. Những luận điểm sâu sắc của Người về dân sinh là sự thể hiệntập trung và thiết thực tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước. Quán triệt tư tưởng dân sinh đó của Hồ Chí Minh trong hơn 25năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã luôn chủ trương thực hiện chínhsách dân sinh mà nổi bật là chính sách An sinh xã hội (ASXH) đảmbảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chínhsách xã hội nói chung, chính sách ASXH nói riêng từ chỗ chỉ xem làphần còn lại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảngta nâng tầm lên ngang bằng với các chính sách khác. Chính nhờ đóđến nay chính sách ASXH đã đạt được một số thành tựu rất đáng trântrọng, thể hiện được tính nhân văn của chính sách này. Hòa chung với cả nước, hơn 15 năm qua kể từ khi trở thànhthành phố trực thuộc trung ương, thành phố Đà Nẵng đã luôn gắn kếtchặt chẽ tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bẳng xãhội, thực hiện nhiều chính sách ASXH độc đáo, hiệu quả, nhất làchương trình “5 không”, chương trình “3 có”. Trong những năm tiếptheo, thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy những thành tựu đãđạt được, khắc phục những vướng mắc đang tồn tại trong quá trìnhthực hiện đảm bảo ASXH để xây dựng thành phố thực sự trở thành 2“thành phố đáng sống”. Để thực hiện tốt điều đó, thành phố Đà Nẵngnhất thiết phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh về vấnđề dân sinh và hệ thống quan điểm của Đảng, chính sách của Nhànước về ASXH. Với tính cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài “Vận dụng quan niệmvề Dân sinh của Hồ Chính Minh vào việc đảm bảo các chính sách Ansinh xã hội ở Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ triết học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đềdân sinh, từ thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở thành phố ĐàNẵng, luận văn đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiệntốt các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụsau: - Làm rõ quan điểm Dân sinh của Hồ Chí Minh. - Phân tích chính sách ASXH nước ta cả về mặt lý luận lẫnthực tiễn, qua đó nêu lên hiện trạng thực hiện các chính sách ASXHở thành phố Đà Nẵng những năm gần đây. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện tốtcác chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về vấn đề Dânsinh, ASXHở nước ta nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứuviệc vận dụng quan điểm Dân sinh của Hồ Chí Minh trong thực hiệncác chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Do đó, các sốliệu về thành phố Đà Nẵng được đề tài sử dụng chủ yếu giới hạntrong khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng vàcác tư tưởng chủ đạo của Đảng ta về vấn đề ASXH, luận văn sử dụngphương pháp nghiên cứu chủ yếu: Trừu tượng hóa khoa học, phântích, tổng hợp, thống kê, thu thập số liệu, so sánh, đối chiếu để rút racác kết luận, nhận định khoa học. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận văn góp phần làm rõ nội dung quan điểm của Hồ ChíMinh về vấn đề Dân sinh, làm rõ về mặt lý luận và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: