Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.23 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trình bày những vấn đề chung về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các căn cứ và ý nghĩa của việc quyết định hình phạt, khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta từ trước khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 và BLHS Việt Nam năm 1999 về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt NamNhững vấn đề lý luận và thực tiễn về quyếtđịnh hình phạt trong trường hợp chuẩn bịphạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sựViệt NamBùi Thị Chinh PhươngKhoa LuậtLuận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40Người hướng dẫn: GS.TSKH Lê Văn CảmNăm bảo vệ: 2011Abstract: Trình bày những vấn đề chung về Quyết định hình phạt (QĐHP) trongtrường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam như: kháiniệm, các căn cứ và ý nghĩa của việc quyết định hình phạt, khái quát sự hình thành vàphát triển của pháp luật hình sự nước ta từ trước khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự(BLHS) Việt Nam năm 1985 và BLHS Việt Nam năm 1999 về QĐHP trong trườnghợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Nghiên cứu nội dung cơ bản của các quyphạm, thực tiễn áp dụng của chế định QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội,phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam năm 1999 thông qua phân tích một sốvụ án cụ thể. Nghiên cứu đánh giá, phân tích những điểm tồn tại của chế định QĐHPtrong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đề xuất kiến giải hoàn thiệnđể nâng cao hiệu qủa áp dụng các quy phạm về chế định này trong luật hình sự ViệtNam, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp từ nay cho đến năm 2020.Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Phạm tộiContentMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiThực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm gần đây thấy rằng tình hình tộiphạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều khâu, nhiều thủ đoạn và nhiều giai đoạn khácnhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranhphòng, chống tội phạm. Một trong những vấn đề quan trọng của luật hình sự là việc quyết địnhhình phạt (QĐHP) của Tòa án đối với các trường hợp phạm tội nói chung, trong trường hợpchuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt nói riêng có ý nghĩa chính trị xã hội và pháp lý. Bởi lẽ, hoạtđộng thường xuyên của Tòa án là việc QĐHP, do vậy, việc đưa ra các bản án chính xác, côngbằng và đúng pháp luật không chỉ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật mà còn có tác dụngcho người dân tin tưởng vào chính sách pháp luật của Nhà nước.Thực tiễn xét xử trong các năm gần đây có nhiều bản án, QĐHP trong trường hợp chuẩnbị phạm tội, phạm tội chưa đạt còn có những điểm chưa thống nhất, gây nên nhiều bức xúctrong dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.Hiện nay, các quy định của Pháp luật hình sự của Nhà nước ta đang trong giai đoạn hoànthiện, trong chừng mực nhất định quy định đó còn chưa rõ ràng, việc QĐHP cho các trườnghợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt còn mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ. Chínhvì những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ, gây khó khăn trong việc QĐHP nói chung vàQĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của Tòa án các cấp nói riêng.Do đó, để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở chotổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi hành vi vi phạm phápluật đều bị xử lý, không làm oan cho người vô tội, bởi lẽ mọi công dân đều bình đẳng trướcpháp luật. Tuy nhiên, trong diễn biến quá trình thực hiện tội phạm, việc xác định những hànhvi nào đã đến mức gây ra hoặc đe dọa gây ra nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, QĐHP đốivới những người thực hiện hành vi nói trên giúp cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòaán xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngườivô tội, làm được điều này không phải bao giờ cũng đơn giản, dễ dàng. Mặt khác, để QĐHPđược chính xác và công bằng thường gặp một số khó khăn nhất định hay còn có nhiều sai sót,đặc biệt khi đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và thời điểm dừng lại của hànhvi phạm tội trong thực tế khách quan với ý nghĩ, mong muốn chủ quan của người phạm tội.Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng phạm tội đang diễn biến hết sức phức tạp chính vì lẽ đómà QĐHP cho những hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo pháp luật hình sự ViệtNam hiện hành, không thể không coi trọng. Mặc dù, tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạmtội, phạm tội chưa đạt luôn chiếm tỷ lệ không lớn so với các tội phạm hoàn thành, tính chất vàmức độ cũng không nguy hiểm bằng, song không vì thế mà pháp luật của Nhà nước ta khôngquan tâm chú trọng.Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiệnnay, để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao, bên cạnh việc cụthể hóa các căn cứ QĐHP nói chung, việc nghiên cứu và làm rõ cơ sở pháp lý các quy địnhQĐHP trong trường hợp đặc biệt phần nào giải quyết vấn đề đặt ra nêu trên. Mặt khác, hiệnnay trong khoa học luật hình sự Việt Nam, chưa có đề tài nghiên cứu về QĐHP trong trườnghợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt một cách sâu sắc, đầy đủ, có hệ thống và toàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: