Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây Nguyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 819.57 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về thực thi chính sách công, thực thi chính sách ASXH. Lựa chọn một số chính sách ASXH cụ thể ở Tây Nguyên để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách trên để làm rõ thực tiễn hoạt động này. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Tây NguyênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LINH GIANG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2017 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lưu Kiếm Thanh 2. PGS.TS Lê Văn Đính Phản biện 1: PGS.TS. Lê Chi Mai Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Thanh Thủy Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận áncấp Học việnĐịa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ – Phòng họp B Nhà A,Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - QuậnĐống Đa – Hà NộiThời gian: vào hồi 09giờ 00 ngày 20 tháng 8 năm 2017Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặcthư viện của Học viện Hành chính Quốc gia. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thiếu tiếp cận với an sinh xã hội (ASXH) là một trở ngại lớncho phát triển kinh tế và xã hội. ASXH không đầy đủ hoặc không tồntại dẫn đến tăng mức độ nghèo đói, làm mất an ninh và tính bền vữngvề kinh tế, gia tăng mức độ bất bình đẳng, thiếu nguồn vốn tài chínhvà vốn con người, và tổng cầu yếu trong giai đoạn suy thoái và tăngtrưởng thấp. Do vậy, ASXH là một trong những mục tiêu ưu tiên củaphát triển, là một phần thiết yếu của chiến lược quốc gia để thúc đẩyphát triển con người, sự ổn định chính trị và tăng trưởng toàn diện. Chính vì vậy, Nghị quyết Trung ương 5, khóa XI đã khẳng định“Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻgiữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong mộtthế hệ và giữa các thế hệ, bảo đảm bền vững, công bằng”. Để đảmbảo sự ổn định và công bằng xã hội, hoàn thiện và thực thi chính sáchASXH cần được quan tâm chú trọng đặc biệt. Dựa trên quan điểm vàchủ trương của Đảng, Nhà nước thực hiện xây dựng và ban hành cácchính sách ASXH và triển khai thực hiện chúng hướng đến bảo đảmtrợ giúp có hiệu quả cho người dân về thu nhập, tiếp cận dịch vụ côngvà khắc phục các rủi ro trong cuộc sống. Chính sách được xem như là một trong những công cụ mà nhànước sử dụng để điều hành xã hội. Là một bước của chu trình chínhsách, thực thi chính sách ASXH đóng vai trò vô cùng quan trọng đểđưa chính sách đi vào thực tiễn, quá trình thực thi chính sách sẽ phảnánh được năng lực và cam kết biến mục tiêu thành hành động thựctiễn, năng lực thiết kế và thực thi hành động mang tính thích ứng vớicác yêu cầu và đầu ra để thực hiện sứ mệnh của quản lý công. Đối vớivùng đặc thù, việc nghiên cứu cách làm để chính sách phát huy đượcvai trò, giải quyết được vấn đề đặt ra càng hết sức cần thiết. Tây Nguyên được xem là vùng kinh tế có tính đặc thù của ViệtNam và có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện các chiến lượckinh tế - xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã dành không ít nguồnlực để triển khai nhiều chính sách phát triển KT-XH và quốc phòng anninh, đảm bảo ASXH. Tuy nhiên, hiện nay, Tây Nguyên vẫn chưaphát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, vẫn là vùng có thu nhậpbình quân đầu người thấp, KT-XH còn đối mặt với nhiều khó khăn vàthách thức lớn. Để thúc đẩy sự phát triển của Tây Nguyên, Nhà nước 1có vai trò quyết định trong việc tạo ra các điều kiện cũng như có sự hỗtrợ thích đáng để bảo đảm ASXH ở Tây Nguyên. Do đó, lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách an sinh xã hộitrên địa bàn Tây Nguyên” làm luận án tiến sĩ Hành chính công,chuyên ngành Quản lý công, tác giả mong muốn có được sự tiếp cậnlý luận về thực thi chính sách công và từ thực tiễn để có giải pháp phùhợp để đưa các chính sách ASXH đã ban hành được triển khai thànhcông nhằm đảm bảo “xây dựng Tây Nguyên thành vùng kinh tế tro ̣ngđiể m” và “sớm đưa nông thôn Tây Nguyên thoát khỏi tình tra ̣ngnghèo nàn, la ̣c hâ ̣u để phát triể n bề n vững” theo tinh thần tại Kế t luâ ̣nsố 12/KL-TW, ngày 24-10-2011 của Bô ̣ Chiń h tri ̣ khóa XI về tiế p tu ̣cthực hiê ̣n Nghi ̣ quyế t số 10/NQ-TW của Bô ̣ Chiń h tri ̣ khóa IX, pháttriể n vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần hoàn thiện lý luận về thực thi chính sách công, thựcthi chính sách ASXH. Lựa chọn một số chính sách ASXH cụ thể ởTây Nguyên để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chínhsách trên để làm rõ thực tiễn hoạt động này. Trên cơ sở đó, đưa raquan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chứcthực thi chính sách ASXH ở Tây Nguyên trong thời gian tới ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: