Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xây dựng và đề xuất các khuyến nghị tăng cường sự tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của chính sách an toàn vĩ mô đến rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt NamNGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG --------- ĐỖ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2020NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG --------- ĐỖ THU HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO HỆ THỐNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh 2. TS. Nguyễn Phi Lân Hà Nội, 2020 1 LỜI MỞ ĐẦU1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008 đã đặt ra hai vấn đề vốn bị xemnhẹ trước đây trong hệ thống tài chính là rủi ro hệ thống và giảm thiểu rủi ro hệ thống nhưthế nào. Trước cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008, các cơ quan giám sát chỉ quan tâmđến các rủi ro riêng lẻ như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ... và coi rủiro hệ thống là một phần của các rủi ro riêng lẻ đó (Meuleman và cộng sự, 2020). Đồng thời,hoạt động giám sát ngân hàng giai đoạn đó cũng tập trung chủ yếu vào khía cạnh vi mô,nghĩa là đảm bảo sự an toàn, lành mạnh và hạn chế rủi ro của từng TCTC riêng lẻ. Điều nàylà do các chính sách này bị giới hạn trong các mục tiêu là ổn định giá cả và hoạt động kinhtế (từ góc độ kinh tế vĩ mô) và rủi ro đơn lẻ (từ góc độ kinh tế vi mô) (IMF, 2013). Tuynhiên, cuộc khủng hoảng 2008 và những vụ việc như Lehman Brothers đã chứng minh rằngsự thất bại của một ngân hàng có thể khiến toàn bộ hệ thống trở nên không ổn định và việcgiữ cho các TCTC riêng lẻ hoạt động tốt không phải là điều kiện đủ để đảm bảo sự ổn địnhtài chính (Meuleman và cộng sự, 2020). Sự sụp đổ của các NHTM có thể lan truyền tronghệ thống tài chính, tạo ra những cú sốc cho thị trường tài chính và ảnh hưởng tiêu cực tớinền kinh tế. Khi hoạt động của các TCTC ngày trở nên phức tạp với mối liên hệ gia tănggiữa các kênh đầu tư và kinh doanh, rủi ro hệ thống gây ra đổ vỡ hàng loạt của các TCTCcàng trở nên rõ rệt hơn (Benoit và cộng sự, 2017). Khi các NHTM gặp rủi ro và trở nênthiếu vốn, khả năng cung cấp tín dụng ra nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và kéo theorủi ro khủng hoảng kinh tế gia tăng. Trong bối cảnh đó, một số biện pháp nhằm mục đích tăng cường sự ổn định của hệthống tài chính đã được triển khai trên tất cả các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu.Chính sách an toàn vĩ mô đã trở nên nổi bật trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro hệthống của khu vực ngân hàng do các chính sách này hướng đến giảm thiểu rủi ro hệ thốngbằng cách tập trung vào tương quan thất bại và trạng thái rủi ro chung giữa các TCTC(Crockett, 2000, Borio, 2003 và Caruana, 2010). Chính quyền trung ương và cơ quan giámsát ở các nước đã dựa nhiều hơn vào các chính sách ATVM để giảm rủi ro hệ thống, tăng sựổn định tài chính và xây dựng một hệ thống tài chính an toàn hơn, từ đó làm giảm khả năngxảy ra khủng hoảng trong tương lai. Theo nhiều nghiên cứu (Lim và cộng sự, 2011;Claessens và cộng sự, 2013; Aydinbas và cộng sự 2015; Cerutti và cộng sự, 2017), mục tiêu 2chính của chính sách ATVM là hạn chế rủi ro tài chính ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống (rủiro hệ thống). Theo ghi nhận của Cerutti và cộng sự (2017) chính sách ATVM tìm cách tăngkhả năng phục hồi của hệ thống tài chính trước những cú sốc, hạn chế sự tích tụ của các lỗhổng theo thời gian, kiểm soát các lỗ hổng cấu trúc có thể tăng lên từ các mối liên kết vàkiểm soát các tổ chức có quy mô “quá lớn để thất bại”. Nếu nền kinh tế bị đe dọa bởi khủnghoảng thanh khoản, chính sách ATVM có thể hạn chế các lỗ hổng ngân hàng thông qua thuếđối với các khoản nợ ngân hàng phi ngân hàng hoặc đối với các khoản nợ ngân hàng hoặccác khoản nợ ngoại tệ (các công cụ này có thể hạn chế tăng trưởng cho vay ngân hàng mộtcách gián tiếp). Tăng trưởng cho vay cũng có thể được hạn chế bằng cách thay đổi các ưuđãi của việc sử dụng các công cụ dựa trên vốn ngân hàng, chẳng hạn như yêu cầu vốn phảnchu chu kỳ, dự phòng và giới hạn đòn bẩy. Một nguồn rủi ro hệ thống khác là các tổ chức‘quá lớn để thất bại” dẫn đến các động lực sai lệch và rủi ro đạo đức. Các biện pháp được sửdụng để kiểm soát rủi ro này có thể dựa trên vốn (bộ đệm rủi ro hệ thống, quỹ riêng bổ sungvà yêu cầu bộ đệm) và công cụ dựa trên thanh khoản. Cũng cần lưu ý là, không có bộ côngcụ chung giữa các quốc gia, mà chúng được áp dụng dựa trên các điều kiện kinh tế vĩ môriêng lẻ: nguồn rủi ro, phát triển tài chính, loại chế độ trao đổi và mức độ hội nhập tài chínhquốc tế (Lim và cộng sự, 2011; Claessens và cộng sự, 2013). Chính sách ATVM bổ sung cho các chính sách vi mô và tương tác với các loại côngcụ khác, đặc biệt là CSTT (Aydinbas và cộng sự, 2015). Chính sách an toàn vi mô nhằmmục đích hạn chế sự khó khăn của các tổ chức đơn lẻ, trong khi chính sách ATVM tập trungvào sự khó khăn trên toàn hệ thống tài chính (Andries và cộng sự, 2017). Theo Andries vàcộng sự (2017), cả hai loại chính sách phải được thực hiện theo cách phối hợp, vì các thểchế riêng lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phân tán rủi ro hệ thống và việcthực thi các chính sách ATVM nên xem xét tác động của chúng đối với các thể chế riêng l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: