Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa giao tiếp công sở trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 743.87 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tìm hiểu thực trạng văn hóa giao tiếp công sở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói chung và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nói riêng; để từ đó đánh giá được những mặt được, mặt hạn chế để đưa ra các giải pháp thực hiện văn hóa giao tiếp công sở trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa giao tiếp công sở trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 PHẠM VƯƠNG HUYỀN VĂN HÓA GIAO TIẾP CÔNG SỞTRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊNMÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ TRÚC ANH TRÀ VINH, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Trà Vinh, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Vương Huyền -i- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Viện Phát triển nguồn lực,Trường Đại học Trà Vinh đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu đề tài này vàđặc biệt là sự hướng dẫn của Cô giáo TS. Lê Thị Trúc Anh, Giảng viên Trường Cánbộ Thành Phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài theo đúng thời gianquy định của nhà trường. Do sự hiểu biết của tôi có hạn nên nội dung Luận văn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, kính mong sẽ nhận được sự hướng dẫn, góp ý của Quý Thầy, Cô. Chân thành cảm ơn! Tác giả Luận văn Phạm Vương Huyền - ii - TÓM TẮT Tên đề tài: VĂN HÓA GIAO TIẾP CÔNG SỞ TRONG CÁC CƠQUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 16/3/2015 đến ngày 03/12/2015 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Hậu Giang Trong bối cảnh hiện nay, đẩy mạnh việc thực hiện văn hoá giao tiếp nơi côngsở là rất quan trọng và cần thiết để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng được mộtnền hành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạtđộng có hiệu lực, hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phụcvụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn mới. Chúng ta biết rằng, công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp củanhà nước, có tư cách pháp nhân, được pháp luật điều chỉnh để quản lý công việc cótính chuyên ngành và phục vụ lợi ích công. Công sở tồn tại như một hiện tượng vănhóa đồng thời là một chủ thể văn hóa đi liền với các yếu tố tổ chức quyền lực vàtâm lý, tình cảm của con người. Văn hóa giao tiếp nơi công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứngxử giữa người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa cánbộ công chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhấttrong hoạt động công vụ. Khi văn hóa công sở của cán bộ, công chức, viên chứcđược nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việcchắc chắn cũng sẽ được nâng cao. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của mộtxã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nề nếp, kỷ cương; mỗi người cánbộ, công chức, viên chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làmtròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao. Do vậy, nếu xét về bản chất thìchúng ta có thể hiểu văn hóa công sở xuất phát từ chính vai trò của công sở trongđời sống xã hội và trong hoạt động của bản thân bộ máy hành chính. - iii - Thực trạng văn hoá giao tiếp nơi công sở ở nước ta nói chung hiện nay chưađáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong nhiềunăm qua sự độc đoán chuyên quyền trong bộ máy công quyền đã làm giảm sút niềmtin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, làm xuốngcấp nét văn hóa công sở. Có thể tóm lại những biểu hiện tiêu biểu: Một là, nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức chậm được đổimới, luôn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ, phó mặc, không tích cực tìm hiểu nghiên cứu,có lối sống thực dụng, ích kỷ cá nhân, hẹp hòi; nhiều nơi, nhiều cá nhân, thậm chínhiều cán bộ lãnh đạo trong cơ quan chưa tích cực nghiên cứu, đổi mới tư duy. Hai là, tình trạng lãng phí thời gian còn xảy ra phổ biến, một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, công chức, viên chức đến công sở muộn, về sớm, chưa có tác phonglàm việc đúng mực; không tích cực, nỗ lực hoàn thành nhiệm được giao. Tình trạnglãng phí thời gian, lãng phí trong sử dụng trang thiết bị công sở như điện nước, điệnthoại, phương tiện kỹ thuật, máy móc, xe cộ, phòng ốc, ... còn khá phổ biến. Ba là, một số ít công sở còn diễn ra cảnh tượng nơi làm việc nhếch nhác, lộnxộn, thiếu biển ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: