Danh mục

TỔNG KẾT KIẾN THỨC THỂ LOẠI KÝ, TÙY BÚT VĂN 12_1

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.27 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết tổng kết kiến thức thể loại ký, tùy bút văn 12_1, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔNG KẾT KIẾN THỨC THỂ LOẠI KÝ, TÙY BÚT VĂN 12_1 TỔNG KẾT KIẾN THỨC THỂ LOẠI KÝ, TÙY BÚT VĂN 12 1. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - Nguyễn TuânKiến thức cơ bản:I. Tác giả:- Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Nhân Mục, thôn ThượngĐình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân , Hà Nội.Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.Ông là người tính tình phóng khoáng và giàu lòng yêu nước.-Nguyễn Tuân cầm bút từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Ông đểlại một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú, độc dáo và đầy tài hoa.Với những đóng góp lớn cho văn học nghệ thuật, năm 1996, NguyễnTuân được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệthuật.- Các tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, SôngĐà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi...II. Tác phẩm:1. Hoàn cảch sáng tác: Người lái đò Sông Đà là kết quả của nhiềudịp đến với Tây Bắc của nhà văn, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm1958. Đây là một trong số 15 tuỳ bút của Nguyễn Tuân in trong tậpSông Đà xuất bản năm 1960.Lần xuất bản đầu tiên, bài này có tên là Sông Đà, năm 1982 khi cho inlại trong tập 2 bộ Tuyển tập Nguyễn Tuân, tác giả có sửa đổi tênthành “Người lái đò sông Đà”2. Nội dung:2.1. Con sông Đà dưới ngòi bút Nguyễn Tuân trở thành một sinh thểvừa hung bạo vừa trữ tình.a. Sông Đà - con sông hung bạo, nham hiểm: Nhà văn đã không quảnngại công phu quan sát, tìm hiểu kĩ càng, vận dụng biện pháp nhânhoá để miêu tả sự hung bạo ấy trên nhiều dáng vẻ:lúc thể hiện trongphạm vi một lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹtcứng; khi thì lại hiện ra trong khung cảnh mênh mông hàng cây sốcủa một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọttung trắng xoá; khi thì mặt thác với dòng nước như hùm beo lồnglộn; khi thì là những hòn đá sông lập lờ cạm bẫy, lúc lại là những cáihút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu. Đến âm thanh củasóng thác sông Đà cũng luôn luôn thay đổi: mới oán trách nỉ non đãchuyển sang khiêu khích, chế nhạo rồi đột ngột rống lên, thét gầmlên...Bên cạnh biện pháp nghệ thuật nhân hoá, nhà văn còn mượn ởcác ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàngloạt liên tưởng, so sánh, tưởng tượng rất kì lạ , bất ngờ như đoạnmiêu tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát “nước ở đây thở và kêunhư cửa cống cái bị sặc” lại “ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào” haynhư sự tưởng tượng xuất thần của nhà văn “thành giếng xây toànbằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày...”Nguyễn Tuân nói nhiều đến sự hung bạo của một con sông Đà đầy đánổi, đá chìm và thác dữ. Nhưng ông vẫn cho chúng ta nhận thấy, bêncạnh, và cả bên trong sự hung bạo ấy, hình ảnh con sông vẫn nổi bậtlên như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ củathiên nhiên đất nước.b. Sông Đà- một dòng chảy trữ tìnhDòng Đà giang chỉ thực sự trữ tình khi đã chảy qua Chợ Bờ,và đã đểlại những hòn đá thác xa xôi trên thượng nguồn Tây Bắc.- Hình dáng: Sông Đà mềm mại, duyên dáng như một thiếu nữ kiềudiễm: tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình..- Màu sắc: biến đổi theo mùa rất sinh động. Mùa Xuân nước sông Đàxanh màu xanh ngọc bích, rồi cứ mỗi độ thu về nó lại “lừ lừ chín đỏ”- Không gian thơ mộng mơ màng· lặng tờ / tịnh không một bóng người· bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích…- Cảnh vật: ngô non/ cỏ gianh đồi búp đãm sương đêm/ đàn hươu thơngộ/ đàn cá vọt lên bụng trắng như thoiTóm lại: Con sông mang vẻ đẹp thơ mộng, kì thú, tự nhiên như chẳngvướng trần, khơi nhiều cảm xúc cho con người -> như một cố nhân.* Kết luận:- Đặc điểm sông Đà: vừa hung bạo, nham hiểm vừa thơ mộng, trữtình.- Kết tinh phong cách Nguyễn Tuân: Khám phá sông Đà bằng kiếnthức của nhiều lĩnh vực; tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ. Có thể thấynhà văn đã sử dụng một loạt biện pháp nghệ thuật để mô tả thiênnhiên: nới rộng cấu trúc câu văn, nghệ thuật so sánh độc đáo, biệnpháp nhân hoá tài tình. Đặc biệt cách liên tưởng đẹp, bất ngờ, táobạo cùng với nhiều chi tiết gợi cảm.- Con người nhà văn: tình yêu với thiên nhiên, non sông đất nước.2.2. Hình tượng ông lái đò :Người lái đò là một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động,hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thuỷ chiến thường xuyên vớithác nước sông Đà - - Đó là một con người bình thường, hiền lành vớinhững nét phát hoạ: “cái đầu bạc...cái đầu quắc thước ấy đặt trênmột thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun”, “tayông lêu nghêu như một cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnhkhuỳnh gò lại...”-.Đó là một con người dũng cảm, say mê sông nước, say mê nhữngcảm giác mạnh:+ Trên dòng thác dữ, ông đò hiện lên hiên ngang, mưu trí, ngoan cư-ờng. “Ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá”, “ông đãthuộc lòng con sông như lòng bàn tay mình”. Thật là một nghệ sĩsông nước.+ Ông đò đối đầu với thác ghềnh hung bạo mà bình tĩnh, ung dung.Xử lí các tình huống nguy hiểm vừa dũng cảm, quyết liệt, vừa thôngminh, táo bạo… Vậy mà sau khi vượt thác, ngừng chèo, lại ung dung“đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cáanh vũ…”- Lưu ý những nét riêng của ông lái đò bị tỉnh lược gần hết: khôngtên, không tiểu sử, rất ít nét ngoại hình… Điều này không phải ngẫunhiên. Nhà văn muốn dựng lên một chân dung vô danh để chứng tỏrằng những con người như thế không phải là đặc biệt, có thể tìmthấy ở bất cứ đâu trong cuộc sống hàng ngày. Khi chở đò , ông là nhànghệ sĩ, là dũng tướng tài ba ( Đưa con thuyền vượt dòng sông dữ làcả một nghệ thuật cao cường, đầy tài hoa, trí dũng. Chỉ một chút lỡtay, loá mắt là phải trả giá bằng mạng sống của mình) .Kết thúc côngviệc ông lại là người bình thường Vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùngđược thể hiện trong con người bình thường, làm công việc bìnhthường là chở đò trên sông.Điều đáng chú ý là con người bìnhthường ấy lại được ví với chất vàng mười đẹp đẽ và quý báu.3. Nghệ thuật:- Đặc điểm nổi bật của tuỳ bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tàihoa.Ông vận dụng kiến thức ...

Tài liệu được xem nhiều: