Danh mục

Tổng quan một số mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.78 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tìm hiểu, đánh giá các mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam để từ đó xây dựng một hệ thống các giải pháp, mô hình hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho lao động nữ phi chính thức phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội là quan trọng và cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan một số mô hình hỗ trợ lao động nữ phi chính thức tiếp cận dịch vụ xã hội ở Việt Nam TỔNG QUAN MỘT SỐ MÔ HÌNH HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NỮ PHI CHÍNH THỨC TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Lê Anh Vũ 1 1. Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy lao động nữ phi chính thức còn gặp rất nhiềurào cản trong tiếp cận an sinh xã hội như điều kiện lao động không đảm bảo, lương thấp và ít đượctham gia các loại hình bảo hiểm. Kết quả phân tích tư liệu sẵn có từ bốn dự án đã triển khai chothấy các dự án đều xuất phát từ nhu cầu của đối tượng thụ hưởng và triển khai các hoạt độngnâng cao năng lực cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, hiệu quả của từng dự án là có sự khácnhau. Để nâng cao hiệu quả cũng như duy trì được tính bền vững, chúng tôi đề xuất các dự án khitriển khai cần có sự tham gia và tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháttriển cộng đồng và cần có sự lồng ghép để hướng đến việc tăng cường năng lực cho đối tượnghưởng lợi và cộng đồng của họ. Từ khóa: dịch vụ xã hội; lao động nữ phi chính thức; mô hình hỗ trợ.1. GIỚI THIỆU Lao động phi chính thức có một số đặc điểm dễ nhận thấy như: việc làm bấp bênh, thiếuổn định, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài; không có hợp đồng lao động hoặc có nhưngkhông được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được chi trả các chế độ phụ cấp vàcác khoản phúc lợi xã hội khác. Những người lao động này thường luẩn quẩn trong đói nghèo,hạn chế về năng lực, kiến thức và điều kiện kinh tế, do đó không có nhiều cơ hội để hòa nhậpxã hội (Tổng cục Thống kê & ILO, 2016). Tính riêng ở nữ giới, số liệu của báo cáo “Tổngquan về lao động nữ tại Việt Nam” do Mạng lưới hành động vì lao động di cư (Mnet) công bốnăm 2018 cho thấy ở Việt Nam hiện có khoảng 7,8 triệu lao động nữ làm việc trong khu vựcphi chính thức (LĐNPCT) với điều kiện lao động không đảm bảo. Khoảng 70% trong số nàychưa có được hợp đồng lao động, ít được tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế(BHYT) và bảo hiểm tự nguyện (BHTN). Trong khu vực phi chính thức này, lao động nữ chỉcó thể tham gia BHXH tự nguyện nhưng loại BHXH này không có các chế độ liên quan đếnthai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp để có thể giúp họ giảm thiểu và ứng phó vớinhững rủi ro trong việc làm và đời sống. Vì thế có thể nói những LĐNPCT dễ bị tổn thươnghơn so với những lao động khác trong khu vực chính thức. Gần đây nhất, khi đánh giá tác độngkinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đối với hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ởViệt Nam có tính đến yếu tố giới. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm phân tích và dự báo thuộcViện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2020) dưới sự tài trợ của UNDP và UN WOMENtại Việt Nam đã cho thấy nhóm phụ nữ di cư thuộc khu vực phi chính thức đặc biệt gặp khókhăn khi mang cả 3 đặc tính dễ bị tổn thương: nữ giới – di cư – lao động phi chính thức. Nghiên 194cứu này cũng cho thấy có đến 56,1% hộ gia đình nhập cư và 58,7% hộ gia đình nữ lao độngkhu vực phi chính thức không nghèo đã rơi xuống mức nghèo vào thời điểm tháng 4/2020.Người lao động di cư gặp phải thách thức kép: một mặt thu nhập và việc làm của họ bị đe dọado đã mất việc hoặc giảm lương, mặt khác họ bị chia cắt khỏi gia đình ở quê hương vì các biệnpháp giãn cách xã hội và phong tỏa. Về mặt tiếp cận chính sách, vẫn còn có những khoảng trống về pháp luật trong chính sáchđối với lao động nữ phi chính thức, nhiều chính sách an sinh xã hội chủ yếu quy định theo hộkhẩu thường trú, gây khó khăn cho lao động nữ di cư, khiến họ ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụan sinh xã hội cơ bản. Các nghiên cứu của Tổng cục thống kê (2016); Mnet (2018); Trung tâmphân tích và dự báo (2020) cũng chỉ ra những rào cản thực tiễn trong tiếp cận an sinh xã hội đốivới người lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là đối với lực lượnglao động là nữ giới. Chính vì thế việc tìm hiểu, đánh giá các mô hình hỗ trợ LĐNPCT tiếp cậndịch vụ xã hội ở Việt Nam để từ đó xây dựng một hệ thống các giải pháp, mô hình hỗ trợ nhằmnâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho LĐNPCT phù hợp với điều kiện kinh tế, vănhóa – xã hội là quan trọng và cần thiết.2. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN DỮ LIỆU Bài viết này được thực hiện dựa phương pháp phân tích tư liệu sẵn có: chúng tôi phântích các mô hình hỗ trợ LDNPCT tiếp cận với dịch vụ xã hội đã được thực hiện tại thành phốĐà Lạt – tỉnh Lâm Đồng; thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang với các từ khóa chính: mụctiêu của mô hình; nội dung mô hình; khách thể của hoạt động; khả năng duy trì tính bền vững.Những mô hình được phân tích bao gồm: - Mô hình hỗ trợ tâm lý xã hội thông qua phương pháp quản lý trường hợp cho LĐNPCTtại thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng; - Mô hình Tình thân Foundation hỗ trợ phụ nữ nghèo đô thị tham gia tín dụng vi mô cải thiệncuộc sống và thoát nghèo bền vững ở TP. Hồ Chí Minh; - Dự án “Trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong dự án cung cấp nước ở khu vựcĐBSCL thông qua các buổi hội thảo thúc đẩy và nâng cao nhận thức cho phụ nữ về giới và kỹ nănglãnh đạo” do Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Thôn – Đại học An Giang thực hiện; - Dự án “Rút ngắn khoảng cách phát triển giữa phụ nữ Chăm với phụ nữ Kinh, Hoa tỉnhAn Giang thông qua việc đào tạo tin học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong sinhhoạt, trong sản xuất kinh doanh, nhằm cải thiện cuộc sống, nâng cao tri thức và bảo tồn vănhóa độc đáo của cộng đồng Chăm An Giang” do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một Thànhviên xã hội AGICHAM-KIMCHI thực hiện.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình hỗ trợ tâm lý xã hội thông qua phương pháp quản lý trường hợp cho laođộng nữ phi chính thức tại thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng 195 Mục tiêu của mô hì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: