Danh mục

Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên mầm non

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 429.13 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết này nhằm giới thiệu khái niệm năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non, thu thập và hệ thống lại các bằng chứng nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non và biện pháp bồi dưỡng năng lực này từ 22 công trình nghiên cứu tiêu biểu tìm được trong cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm để tìm các nghiên cứu có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan nghiên cứu về năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên mầm nonHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 125-137This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẢM XÚC - XÃ HỘI CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Nguyễn Thiều Dạ Hương Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Năng lực cảm xúc – xã hội của giáo viên mầm non (GVMN) vẫn là một khái niệm mới đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam và cho đến hiện tại chưa có công trình nghiên cứu tổng quan về chủ đề này được công bố. Mục đích của bài viết này nhằm giới thiệu khái niệm năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN, thu thập và hệ thống lại các bằng chứng nghiên cứu về tầm ảnh hưởng của năng lực cảm xúc – xã hội của GVMN và biện pháp bồi dưỡng năng lực này từ 22 công trình nghiên cứu tiêu biểu tìm được trong cơ sở dữ liệu và công cụ tìm kiếm để tìm các nghiên cứu có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực cảm xúc – xã hội cá nhân của giáo viên gần đây đã được công nhận là một chỉ số đánh giá chất lượng của đội ngũ GVMN; tầm quan trọng của nó ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và lòng yêu nghề của GVMN cũng như đối với mối quan hệ giữa GVMN và các bên liên quan; một số biện pháp để nâng cao năng lực này cho GVMN cần dựa trên những nỗ lực quốc gia nhằm tăng cường và duy trì lực lượng lao động mầm non chất lượng cao. Từ khóa: năng lực, năng lực cảm xúc - xã hội, giáo viên mầm non.1. Mở đầu Mô hình “Trường học hạnh phúc” tại Việt Nam được lấy cảm hứng từ mô hình “HappySchool” của UNESCO, đã trở thành phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xửsư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc” (ngày 22/4/2019) nhằm lan tỏa nhữnggiá trị: yêu thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường. Trường học hạnh phúc cần bắtđầu từ người thầy vì vậy nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ hạnhphúc của giáo viên, đặc biệt với GVMN. Bởi vì “giáo viên thích làm việc trong lĩnh vực giáodục mầm non sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển cảm xúc của trẻ nhỏ” [1, tr.805]. Theo Jennings và cộng sự [2, tr.186], “sự căng thẳng của giáo viên luôn ở mức cao nhấtmọi thời đại, tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục và kết quả của học sinh”. Nghiên cứucủa Buettner và cộng sự [3] chỉ ra rằng gánh nặng tâm lí của giáo viên (bao gồm trầm cảm, căngthẳng và kiệt sức về cảm xúc) có liên quan đến phản ứng tiêu cực của GVMN đối với trẻ. Chínhvì vậy, việc xác định các đặc điểm ngành nghề của GVMN nhằm hỗ trợ họ đối phó với cảm xúccủa chính họ và thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và các bên liên quan (trẻ, phụhuynh của trẻ, đồng nghiệp, cán bộ quản lí) là rất phù hợp cho sự phát triển của học sinh vàhạnh phúc nghề nghiệp của giáo viên. Về vấn đề này, theo Jenning và cộng sự [4] đánh giá cácnghiên cứu đều đã nhấn mạnh vai trò trung tâm của năng lực cảm xúc - xã hội của giáo viên(social-emotional competence, SEC). Như vậy, tìm hiểu về năng lực cảm xúc – xã hội củaGVMN là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học.Ngày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thiều Dạ Hương. Địa chỉ email: dahu21for.children@gmail.com 125 Nguyễn Thiều Dạ Hương Theo Tổ chức hợp tác về học tập các môn văn hóa học đường, xã hội và cảm xúc CASEL[5], từ năm 2004, Illion là tiểu bang đầu tiên tại Hoa Kỳ tạo ra khuôn khổ về chương trình Họctập cảm xúc – xã hội (social-emotional learning, SEL), còn được hiểu là Giáo dục cảm xúc – xãhội bao gồm các mục tiêu, tiêu chuẩn về học tập và điểm chuẩn cho học sinh phổ thông. Đếnnăm 2013, tiểu bang này đã sửa đổi khuôn khổ của mình áp dụng chương trình giáo dục cảmxúc - xã hội không chỉ ở phổ thông mà còn cho các trường mầm non. Hiện tại, tất cả các trườngmầm non ở Hoa Kỳ đã phát triển tiêu chuẩn năng lực cảm xúc-xã hội đối với cả giáo viên và trẻnhỏ. Nội dung về học tập cảm xúc - xã hội (SEL) đã được phát triển rộng rãi không chỉ ở Hoa Kỳmà gần như toàn bộ các nước EU, ở Úc, Newzeland và một số nước phát triển ở Châu Á TháiBình Dương. Do đó, năng lực cảm xúc – xã hội (social – emotional competence, SEC) được xemlà một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của một người giáo viên, bao gồm cả GVMN. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào hệ thống lạicác bằng chứng nghiên cứu để có một bức tranh toàn diện về năng lực cảm xúc - xã hội (SEC)của GVMN và những yếu tố ảnh hưởng. Bài viết này tập trung điểm lại các công trình nghiêncứu đi trước về năng lực cảm xúc - xã hội của GVMN để làm rõ khái niệm năng lực cảm xúc –xã hội của GVMN, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: