Danh mục

Trang bị internet tại giảng đường - góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các học phần chuyên ngành

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 613.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến hiệu quả của việc giảng dạy các học phần chuyên ngành tại giảng đường có trang bị internet, đã góp phần làm sinh động thêm bài giảng, cập nhật kịp thời kiến thức mới gắn liền với thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trang bị internet tại giảng đường - góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các học phần chuyên ngành TRANG BỊ INTERNET TẠI GIẢNG ĐƯỜNG - GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CÁC HỌC PHẦN CHUYÊN NGÀNH Nguyễn Hữu Nghĩa Bộ môn Kỹ thuật Nhiệt lạnh Tóm tắt Bài báo cáo đề cập đến hiệu quả của việc giảng dạy các học phần chuyên ngành tại giảng đường có trang bị internet, đã góp phần làm sinh động thêm bài giảng, cập nhật kịp thời kiến thức mới gắn liền với thực tế, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Để làm được điều này thật sự không dễ dàng chút nào, vì có liên quan đến nhiều yếu tố, bên cạnh người thầy giỏi có phương pháp truyền đạt tốt, người học trò thông minh có khả năng tiếp thu nhanh, thì cần phải có môi trường, phương tiện giảng dạy (cơ sở vật chất) tốt. Ngày nay với phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và nhiều thiết bị kỹ thuật số đã được chế tạo, đóng vai trò là phương tiện để truyền đạt thông tin rất tốt trong thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên, nó không thể thay thế hoàn toàn cho người dạy hay người học mà là công cụ để làm cầu nối truyền đạt kiến thức hữu ích cho việc dạy – học. Chính vì vậy, người dạy cần phải biết cách sử dụng các công cụ và phương tiện truyền đạt hiện nay, đặc biệt là các thông tin trên mạng internet để có cách truyền đạt các nội dung cập nhật, gắn liền với thực tế, giúp cho người học dễ dàng tiếp thu khi ngồi học tại lớp, biết cách truy cập khi cần thiết trong công việc sau này. Tuy nhiên bên cạnh các hiệu quả mang lại, để làm được điều này thì còn nhiều thách thức. Ở bài báo cáo này, tác giả đề cập đến một số hiệu quả của việc giảng dạy kết hợp với cập nhật thông tin từ internet tại phòng học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. II. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢNG DẠY CÓ INTERNET Ở trình bày này tác giả xin trình bày một số hiệu quả của việc giảng dạy học phần Lò hơi công nghiệp tại giảng đường G1 - có trang bị Internet trong học kỳ II (2015 -2016). 1. Đối với người dạy  Truyền đạt được nhiều kiến thức hơn so với giảng dạy không có internet. Chẳng hạn như ở nội dung về lò hơi ống lò - ống lửa, nếu không có mạng internet nội dung trên chỉ được trình bày gói gọn sơ đồ nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc mang tính lý thuyết (Hình 1). Nếu có internet sau khi trình bày xong nội dung bài giảng, sinh viên được tham khảo thêm về các thông số khác chi tiết hơn, gắn với thực tế hơn (Hình 2). 19 Hình 1. Sơ đồ nguyên lý lò hơi ống lò - ống lửa Hình 2. Truy cập lò hơi ống lò ống lửa trên mạng internet [2] Thông qua mạng internet, các thông tin liên quan đến thực tế về lò hơi như hình dạng thực tế, kích thước, dãy công suất. Thông tin nhà cung cấp như tên công ty sản xuất, chế tạo cung cấp lò hơi, địa chỉ số điện thoại để liên hệ khi cần thiết,…  Cập nhật các số liệu thường xuyên thay đổi. Đặc biệt các số liệu về giá cả, ở học phần lò hơi các bạn sinh viên thường quan tâm đến giá bán lò hơi và các thiết bị, giá nhiên liệu đốt (dầu DO, FO), phí kiểm định, v.v... Các thông số này nếu có internet thì người dạy dễ dàng cung cấp cho người học và mang tính cập nhật hơn so với thông tin trước đó. Hình 3 thể hiện thông tin liên quan đến giá bán lò hơi, các thiết bị đi kèm và cách thức thanh toán,.v.v.. những thông tin này rất cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường. 20 Hình 3. Thông tin về giá cả lò hơi [2]  Trình chiếu trực tiếp các video không thể download. Rất nhiều kiến thức cần trình bày được thể hiện dưới dạng video mô phỏng hoặc hướng dẫn lắp đặt, sửa chữa thiết bị. Như ở phần kiến thức về mỏ đốt dầu, khi người học được xem video sẽ dễ hiểu hơn thầy trình bày bằng hình ảnh hoặc vẽ bằng phấn (Hình 4). Tuy nhiên rất nhiều video không cho download mà phải xem trực tiếp trên mạng, nên khi có internet kiến thức này được truyền đạt tốt hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Hình 4. Hướng dẫn tháo lắp bec đốt dầu [3] Ngoài ra bên cạnh video giảng viên trình chiếu tại lớp, sinh viên có thể tự xem thêm nhiều video khác ngoài giờ học liên quan đến bec đốt dầu như các lổi thường gặp và cách khắc phục của bec đốt dầu, hướng dẫn lắp đặt bec đốt dầu, v.v.. từ đó sinh viên được nhiều kiến thức hơn. 21  Hướng dẫn người học truy cập tìm thông tin cần thiết. Trong quá trình giảng dạy, tác giả cũng gặp không ít trường hợp không biết cách truy cập internet hoặc không biết cách tìm hình ảnh/video, phần lớn sinh viên gặp khó khăn về từ khóa chuyên ngành bằng tiếng Việt/tiếng Anh liên quan đến thiết bị cần tìm. Chẳng hạn như cần các hình ảnh về hệ thống cung cấp nhiệt bằng hơi nước, dùng từ khóa “hệ thống phân phối hơi nước” thì rất ít hình ảnh liên quan (Hình 5), tuy nhiên nếu dùng từ “steam distribution system” thì rất nhiều (Hình 6).  Kiểm tra, đánh giá người học về việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Bởi vì khi giao sinh viên chuẩn bị các chuyên đề báo cáo, biết sinh viên sẽ gặp khó khăn trong vấn đề tìm đúng tài liệu cần thiết, nên giáo viên cung cấp một số từ khóa liên quan để sinh viên tự tìm kiếm. Tuy nhiên, một số bạn không hoàn thành và cho biết lý do là không tìm thấy tài liệu, khi đó với sự trợ giúp của internet tại phòng học, giáo viên có thể kiểm tra tính xác thực của vấn đề ngay tại lớp và tiếp tục giảng dạy mà không bị gián đoạn chương trình. Hình 5. Tìm tài liệu bằng từ “hệ thống phân phối hơi nước”[2] 22 Hình 6. Tìm tài liệu bằng từ khóa “steam distribution system” [2]  Lưu trữ và lấy dữ liệu lưu trữ trên mạng. Đây là một công cụ rấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: