Tràng Giang Của Huy Cận
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tràng Giang Của Huy CậnTràng Giang Của Huy CậnĐề : Anh (chị) hãy phân tích bài tràng giang của huy cậnđể thấy được bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậmmàu sắc cổ diển mà vãn gần gũi thân thuộc.Gợi ý:1. Vẻ đẹp cổ điển được:- Đề tài và điểm nhìn cảnh vật: tả buổi chiều hoàng hôntrên sông dài rộng mênh mông, những gian bao quát toàncảnh vật.- Búp pháp miêu tả: lấy điểm tả diện: qua cảnh củi khô,bên cô liêu, cánh chim nhỏ để tả không gian bao la, hoangvắng.- Cảm xúc: con người như thăng hoa, lẫn vào cảnh vật,vào không gian, thời gian. Mượn cảnh gợi tình, cảnh sôngnước Tràng Giang của Huy Cận gợi nhớ đến cảnh sôngnước Tràng Giang của thơ Đường trong Thơ Đỗ Phủ,Thôi Hiệu.Nghệ thuật đối được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn tạo ranhịp điệu thơ như trong thơ xưa.2. Vẻ đẹp hiện đại:Tuy vậy, Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của phong tràothơ mới giai đoạn 1932 - 1945.- Bút pháp hiện đại thể hiện với những chi tiết, hình ảnhthơ cụ thể, sống sít đời thường, chân thực với cành củikhô, cồn cát, cánh bèo, cánh chim nhỏ. Nói chung là quánhiều hình ảnh, chi tiết được đưa vào bài thơ dường nhưngẫu nhiên, tình cờ, không theo trình tự không gian, thờigian.- Tâm trạng thơ, là một cái tôi của thế hệ thanh niên sốngtrên đất nước bị thực dân Pháp thống trị, một cái tôi côđơn, lạc lõng, vô định giữa không gian bao la, muốn hoànhập nhưng bất lực, bế tắc.- Càng nhớ nhà, nhớ quê hương vì vậy sâu nặng, phátxuất tự đáy lòng nhà thơ chứ không cần ngoại cảnh nhưtrong thơ xưa.3. Bài làm tham khảoTrước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận viết nhiều vềthiên nhiên, vũ trụ - Đây là một hồn thơ buồn, nỗi buồncủa một con người gắn bó với đất nước, quê hương,nhưng cô đơn bất lực, thường tìm đến những cảnh mênhmông bát ngát, hoang vắng lúc chiều tà và đem đối lập nóvới những sự vật gợi lên hình ảnh những thân phận nhỏnhoi, tội nghiệp, bơ vơ trong tàn tạ và chia lìa. Bài thơTràng giang là một trường hợp tiêu biểu cho những đặcđiểm phong cách vừa cổ điển vừa hiện đại.1/Tràng giang nghĩa là sông dài. Nhưng hai chữ nôm na“sông dài” không có được sắc thái trừu tượng và cổ xưacủa hai âm Hán Việt “tràng giang”. Với hai âm Hán Việt,con sông trong thơ tự nhiên trở thành dài hơn, trong tâmtưởng người đọc, rộng hơn, xa hơn, vĩnh viễn hơn trongtâm tưởng người đọc. Một con sông dường như của mộtthuở xa xưa nào đã từng chảy qua hàng nghìn năm lịchsử, hàng nghìn năm văn hóa và in bóng trong hàng nghìnáng cổ thi. Cái cảm giác Tràng giang ấy lại được tô đậmthêm bởi lời thơ đề là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sôngdài” (Nhớ hờ - Lửa thiêng)2/ Khổ một:Ở hai câu đầu, cảnh vật thực ra tự nó không có gì đángbuồn. Nhưng lòng đã buồn thì tự nhiên vẫn thấy buồn.Đây là cái buồn tự trong lòng lan tỏa ra theo những gợnsóng nhỏ nhấp nhô “điệp điệp” với nhau trên mặt nướcmông mênh. Cũng nỗi buồn ấy, tác giả thả trôi theo conthuyền xuôi mái lặng lẽ để lại sau mình những rẽ nướcsong song.Ở hai câu sau, nỗi buồn đã tìm được cách thể hiện sâusắc hơn trong nỗi buồn của cảnh: ấy là sự chia lìa của“thuyền về nước lại” và nhất là cảnh ngộ của một cành củilìa rừng không biết trôi về đâu giữa bao dòng xuôi ngược.Thử tưởng tượng: một cành củi khô gầy guộc chìm nổigiữa bát ngát tràng giang... Buồn biết mấy!3/Khổ hai:Bức tranh vẽ thêm đất thêm người. Cái buồn ở đây gợilên ở cái tiếng xào xạc chợ chiều đã vãn từ một làng xanơi một cồn cát heo hút nào vẳng lại. Có thoáng hơi tiếngcủa con người đấy, nhưng mơ hồ và chỉ gợi thêm khôngkhí tàn tạ, vắng vẻ, chia lìa. Hai câu cuối của khổ thơ độtngột đẩy cao và mở rộng không gian của cảnh thơ thêmđể càng làm cho cái bến sông vắng kia trở thành cô liêuhơn:Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.Sông dài, trời rộng, bến cô liêu4/Khổ ba:Cảnh mênh mông buồn vắng càng được nhấn mạnh hơnbằng hai lần phủ định:Mênh mông không một chuyến đò ngangKhông cầu gợi chút niềm thân mật...Không có một con đò, không có một cây cầu, nghĩa làhoàn toàn không bóng người hay một cái gì gợi đến tìnhngười, lòng người muốn qua lại gặp gỡ nhau nơi sôngnước.Chỉ có những cánh bèo đang trôi dạt về đâu: lại thêm mộthình ảnh của cô đơn, của tan tác, chia lìa.5/Khổ bốn:Chỉ có một cánh chim xuất hiện trên cảnh thơ. Xưa naythơ ca nói về cảnh hoàng hôn thường vẫn tô điểm thêmmột cánh chim trên nền trời:Chim hôm thoi thóp về rừng(Nguyễn Du)Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.(Bà Huyện Thanh Quan)Chim mỏi về rừng tìm chốn trú(Hồ Chí Minh)Bài thơ Huy Cận cũng có một cánh chim chiều nhưngđúng là một cánh chim chiều trong “thơ mới”, nên nó nhỏnhoi hơn, cô đơn hơn. Nó chỉ là một cánh chim nhỏ (chimnghiêng cánh nhỏ) trên một nền trời “lớp lớp mây cao đùnnúi bạc”. Và cánh chim nhỏ đang sa xuống phía chân trờixa như một tia nắng c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 giáo án văn học cấp 3Gợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 21 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần78
5 trang 19 0 0