Danh mục

Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.22 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tại một số địa bàn cư trú truyền thống thuộc tỉnh Sơn La. Vận dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, tham vấn trực tiếp cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa, nghiên cứu này nhận diện kĩ thuật canh tác lúa nước, các biện pháp kĩ thuật truyền thống từ phân loại ruộng nước đến các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa sau thu hoạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tỉnh Sơn La JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0106 Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 209-216 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG CANH TÁC LÚA NƯỚC CỦA DÂN TỘC THÁI TỈNH SƠN LA Đặng Thị Nhuần Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong canh tác lúa nước của dân tộc Thái tại một số địa bàn cư trú truyền thống thuộc tỉnh Sơn La. Vận dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, tham vấn trực tiếp cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa, nghiên cứu này nhận diện kĩ thuật canh tác lúa nước, các biện pháp kĩ thuật truyền thống từ phân loại ruộng nước đến các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa sau thu hoạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm của kiến thức bản địa trong canh tác lúa nước. Đó là: nâng cao năng suất và sản lượng lương thực; sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, nước, đồng thời góp phần bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống tại địa phương. Từ khóa: Tri thức bản địa, lúa nước, dân tộc Thái, Sơn La. 1. Mở đầu Tri thức bản địa (hay còn được gọi là kiến thức truyền thống) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó, được hình thành qua quá trình trải nghiệm và đúc kết của mỗi dân tộc, qua sự chọn lọc trong quá trình vận động của cuộc sống, hướng đến sự thích nghi với đặc điểm văn hóa, xã hội và môi trường nơi họ sinh sống và sản xuất. Người Thái vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng cư trú chủ yếu tại các khu vực thung lũng, chân núi gần các nguồn nước. Hoạt động sinh kế cơ bản của họ dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng lúa và canh tác ruộng nước là hoạt động kinh tế chủ đạo. Do vậy, cộng đồng người Thái tích lũy được những tri thức bản địa trong quá trình canh tác lúa nước mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Từ trước tới nay, các nghiên cứu về dân tộc Thái trên nhiều lĩnh vực đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả Cầm Trọng đã nghiên cứu về tộc Thái với những đặc trưng về các loại hình kinh tế, chế độ ruộng đất và bản mường dân tộc Thái ở Tây Bắc [7]. Tác giả Trần Bình đã đề cập đến tập quán hoạt động kinh tế của dân tộc Thái [2]. Tác giả Ngô Xuân Sao nghiên cứu về tri thức bản địa trong canh tác lúa nương truyền thống của người Thái ở các xã miền núi phía tây Thanh Hóa [4]. Tác giả Mai Văn Tùng với nghiên cứu về tri thức bản địa của người Thái trong canh tác ruộng nước và canh tác nương rẫy [5]... Những công trình nghiên cứu trên đã có những phân tích, Ngày nhận bài: 15/3/2017. Ngày sửa bài: 10/8/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên hệ: Đặng Thị Nhuần, e-mail: nhuan4899@gmail.com 209 Đặng Thị Nhuần phản ánh về tri thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Thái nói chung. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào tìm hiểu về tri thức bản địa trong kĩ thuật canh tác lúa nước của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La - một tỉnh miền núi phía bắc với dân tộc Thái chiếm tới 54,71% dân số của tỉnh, trong sản xuất nông nghiệp việc canh tác lúa nước giữ vai trò quan trọng đối với dân tộc này. Hiện nay, hoạt động sản xuất lúa nước của người Thái ở Sơn La có nhiều thay đổi. Vì vậy, xem xét và đánh giá những điểm tích cực của tri thức bản địa được áp dụng trong sản xuất lương thực của cộng đồng dân tộc Thái gắn với quá trình sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên là hướng nghiên cứu cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Sơn La hiện nay. Dựa trên những nguồn tư liệu nghiên cứu về dân tộc Thái và việc sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa: khảo sát, phỏng vấn sâu (đối tượng phỏng vấn chủ yếu là các già làng, trưởng bản) và tham vấn cộng đồng dân tộc Thái tại các huyện Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai, trong khuôn khổ bài viết tác giả tập trung vào các vấn đề sau: - Giới thiệu và trình bày hệ thống tri thức bản địa của người Thái áp dụng trong canh tác lúa nước tại tỉnh Sơn La. - Đánh giá việc vận dụng tri thức bản địa trong kĩ thuật canh tác lúa nước và chỉ ra những ưu điểm của nó trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần quan trọng đối với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Những kết quả nghiên cứu trên hướng tới việc giới thiệu đặc trưng văn hóa sản xuất của dân tộc Thái ở Sơn La, mặt khác phổ biến tri thức, kinh nghiệm quí báu đối với phát triển nông nghiệp miền núi theo hướng bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La Sơn La, tỉnh miề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: