Triết lí giáo dục và vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 325.16 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đưa ra mục tiêu phát triển con người, thực học có nghĩa là chuyển đổi từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng phát triển năng lực; dân chủ thể hiện ở sự khai phóng, tức là cởi mở về tư tưởng, học thuật, tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát triển phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lí giáo dục và vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết*, PGS.TS. Hoàng Thị Hoà Bình** Tóm tắt Triết lí giáo dục là nền tảng để phát triển giáo dục bền vững. Những quan niệm mới về quyền con người trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để xây dựng một nền giáo dục hài hoà giữa mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội với mục tiêu phát triển con người. Hai đặc điểm cơ bản của nền giáo dục này là thực học và dân chủ. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội, thực học có nghĩa là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong những ngành kinh tế - kĩ thuật có tính ứng dụng cao; dân chủ là đảm bảo quyền và trách nhiệm của xã hội tham gia phát triển và quản lí giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu phát triển con người, thực học có nghĩa là chuyển đổi từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng phát triển năng lực; dân chủ thể hiện ở sự khai phóng, tức là cởi mở về tư tưởng, học thuật, tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát triển phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình. Từ khoá: triết lí giáo dục, đổi mới, thực học, dân chủ 1. Triết lí giáo dục và triết lí giáo dục Việt Nam giữa hai dòng chảy 1.1. Triết lí giáo dục Triết lí giáo dục là tư tưởng định hướng cho việc phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, cộng đồng và xã hội trong bối cảnh lịch sử nhất định. Triết lí giáo dục tác động mạnh đến việc xác định mục tiêu, hệ thống, nội dung, phương pháp giáo dục và cách thức đánh giá kết quả giáo dục. Triết lí giáo dục thường do các nhà tư tưởng, lãnh tụ quần chúng, lãnh đạo quốc gia, các nhà giáo dục hoặc tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,... đề xướng. * Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực ** Nguyên nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 152 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Triết lí giáo dục có thể phổ biến trong phạm vi quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc chỉ giới hạn trong phạm vi một cơ sở giáo dục. Có những triết lí giáo dục phát huy ảnh hưởng hàng trăm năm, song cũng có những triết lí chỉ phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định. 1.2. Hai triết lí giáo dục Trong lịch sử giáo dục, hai khuynh hướng triết học có ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển giáo dục là thuyết vị xã hội và thuyết vị cá nhân. Thuyết vị xã hội quan niệm phải lấy việc đáp ứng nhu cầu xã hội làm mục tiêu giáo dục. “Họ [...] cho rằng về phương diện mục tiêu giáo dục, cá nhân không có chút ý nghĩa nào cả; mọi chế độ giáo dục của quốc gia chỉ có một mục tiêu là đào tạo những công dân phục tùng tuyệt đối lợi ích quốc gia.” [8, 150]. Đây là một quan niệm phổ biến vào thời kì cổ đại và trung đại, từ Đông sang Tây. Mục tiêu của giáo dục lúc đó là đào tạo người phục vụ vương quyền, thần quyền. Ở Trung Quốc và Việt Nam, không triều đại nào giáo dục không nhằm đào tạo quan lại. Ở châu Âu cổ đại, giáo dục của thành bang Sparte ở Hy Lạp “lấy việc đào tạo quan lại, các chỉ huy quân sự và chiến binh bảo vệ sự thống trị làm mục đích [...]. Vào thời kì Trung cổ, giáo hội ở vào địa vị độc tôn, tôn giáo thống trị tất cả, giáo dục mang đậm sắc thái tôn giáo; chính trị và giáo hội là một [...]. Phục vụ giáo hội, thích ứng với nhu cầu của giáo hội trở thành mục đích giáo dục của cả châu Âu.” [8, 158]. Đến giữa thế kỷ XVIII, nhà hoạt động chính trị người Pháp La Chalotais (1701-1785) vẫn còn bày tỏ mong muốn “Nhà nước đảm nhận công tác giáo dục, đào tạo những công dân để phục vụ Nhà nước. Giáo dục phải gắn với hiến pháp và pháp luật, tiến theo đường lối chính trị.” [8, 158]. Ngược với thuyết vị xã hội, những người chủ trương thuyết vị cá nhân lấy con người làm trung tâm, từ đó xem xét mọi giá trị và định hướng trong xã hội. Quan điểm này phát triển từ thời kì Phục hưng, khi văn hoá, giáo dục “thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa tín điều và chủ nghĩa khổ hạnh của nhà thờ, giải phóng con người và nhận thức, trí tuệ, tài năng theo hướng của chủ nghĩa nhân văn” [4, 508]. Người ta lấy việc phát triển, hoàn thiện nhân cách của cá nhân làm mục tiêu giáo dục. John Loke (1632-1704), nhà triết học Anh, quan niệm: “Mỗi người có những đặc tính của mình. Có lẽ không có hai trẻ em nào mà có thể nuôi dưỡng, giáo dục bằng phương pháp hoàn toàn giống nhau.” [Dẫn theo 10, 224]. Do đó, theo ông, giáo dục phải đề ra mục tiêu và phương pháp sát thực. Ông ví người học như một thuỷ thủ đi biển, không cần biết biển sâu bao nhiêu, chỉ cần biết chỗ nào có đá ngầm cần tránh. Người học cũng vậy, “không cần biết m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lí giáo dục và vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC VÀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VIỆT NAM GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết*, PGS.TS. Hoàng Thị Hoà Bình** Tóm tắt Triết lí giáo dục là nền tảng để phát triển giáo dục bền vững. Những quan niệm mới về quyền con người trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để xây dựng một nền giáo dục hài hoà giữa mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội với mục tiêu phát triển con người. Hai đặc điểm cơ bản của nền giáo dục này là thực học và dân chủ. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội, thực học có nghĩa là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong những ngành kinh tế - kĩ thuật có tính ứng dụng cao; dân chủ là đảm bảo quyền và trách nhiệm của xã hội tham gia phát triển và quản lí giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu phát triển con người, thực học có nghĩa là chuyển đổi từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình theo định hướng phát triển năng lực; dân chủ thể hiện ở sự khai phóng, tức là cởi mở về tư tưởng, học thuật, tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát triển phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình. Từ khoá: triết lí giáo dục, đổi mới, thực học, dân chủ 1. Triết lí giáo dục và triết lí giáo dục Việt Nam giữa hai dòng chảy 1.1. Triết lí giáo dục Triết lí giáo dục là tư tưởng định hướng cho việc phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, cộng đồng và xã hội trong bối cảnh lịch sử nhất định. Triết lí giáo dục tác động mạnh đến việc xác định mục tiêu, hệ thống, nội dung, phương pháp giáo dục và cách thức đánh giá kết quả giáo dục. Triết lí giáo dục thường do các nhà tư tưởng, lãnh tụ quần chúng, lãnh đạo quốc gia, các nhà giáo dục hoặc tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,... đề xướng. * Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực ** Nguyên nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 152 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Triết lí giáo dục có thể phổ biến trong phạm vi quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc chỉ giới hạn trong phạm vi một cơ sở giáo dục. Có những triết lí giáo dục phát huy ảnh hưởng hàng trăm năm, song cũng có những triết lí chỉ phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định. 1.2. Hai triết lí giáo dục Trong lịch sử giáo dục, hai khuynh hướng triết học có ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển giáo dục là thuyết vị xã hội và thuyết vị cá nhân. Thuyết vị xã hội quan niệm phải lấy việc đáp ứng nhu cầu xã hội làm mục tiêu giáo dục. “Họ [...] cho rằng về phương diện mục tiêu giáo dục, cá nhân không có chút ý nghĩa nào cả; mọi chế độ giáo dục của quốc gia chỉ có một mục tiêu là đào tạo những công dân phục tùng tuyệt đối lợi ích quốc gia.” [8, 150]. Đây là một quan niệm phổ biến vào thời kì cổ đại và trung đại, từ Đông sang Tây. Mục tiêu của giáo dục lúc đó là đào tạo người phục vụ vương quyền, thần quyền. Ở Trung Quốc và Việt Nam, không triều đại nào giáo dục không nhằm đào tạo quan lại. Ở châu Âu cổ đại, giáo dục của thành bang Sparte ở Hy Lạp “lấy việc đào tạo quan lại, các chỉ huy quân sự và chiến binh bảo vệ sự thống trị làm mục đích [...]. Vào thời kì Trung cổ, giáo hội ở vào địa vị độc tôn, tôn giáo thống trị tất cả, giáo dục mang đậm sắc thái tôn giáo; chính trị và giáo hội là một [...]. Phục vụ giáo hội, thích ứng với nhu cầu của giáo hội trở thành mục đích giáo dục của cả châu Âu.” [8, 158]. Đến giữa thế kỷ XVIII, nhà hoạt động chính trị người Pháp La Chalotais (1701-1785) vẫn còn bày tỏ mong muốn “Nhà nước đảm nhận công tác giáo dục, đào tạo những công dân để phục vụ Nhà nước. Giáo dục phải gắn với hiến pháp và pháp luật, tiến theo đường lối chính trị.” [8, 158]. Ngược với thuyết vị xã hội, những người chủ trương thuyết vị cá nhân lấy con người làm trung tâm, từ đó xem xét mọi giá trị và định hướng trong xã hội. Quan điểm này phát triển từ thời kì Phục hưng, khi văn hoá, giáo dục “thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa tín điều và chủ nghĩa khổ hạnh của nhà thờ, giải phóng con người và nhận thức, trí tuệ, tài năng theo hướng của chủ nghĩa nhân văn” [4, 508]. Người ta lấy việc phát triển, hoàn thiện nhân cách của cá nhân làm mục tiêu giáo dục. John Loke (1632-1704), nhà triết học Anh, quan niệm: “Mỗi người có những đặc tính của mình. Có lẽ không có hai trẻ em nào mà có thể nuôi dưỡng, giáo dục bằng phương pháp hoàn toàn giống nhau.” [Dẫn theo 10, 224]. Do đó, theo ông, giáo dục phải đề ra mục tiêu và phương pháp sát thực. Ông ví người học như một thuỷ thủ đi biển, không cần biết biển sâu bao nhiêu, chỉ cần biết chỗ nào có đá ngầm cần tránh. Người học cũng vậy, “không cần biết m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Triết lí giáo dục Phát triển giáo dục Giáo dục thực học Giáo dục dân chủ Phát triển năng lực giáo dụcTài liệu liên quan:
-
18 trang 130 0 0
-
10 trang 94 0 0
-
9 trang 47 0 0
-
Tìm hiểu quá trình cải cách giáo dục ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thời kỳ 1978-2003: Phần 1
180 trang 46 0 0 -
15 trang 44 0 0
-
9 trang 38 0 0
-
6 trang 38 0 0
-
8 trang 36 0 0
-
15 trang 35 0 0
-
Sinh viên sư phạm - Giáo dục bản sắc dân tộc: Phần 1
35 trang 33 0 0