Danh mục

Triết lý giáo dục nhân văn và vai trò của nó trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.94 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Triết lý giáo dục nhân văn và vai trò của nó trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay" đề cập đến 3 nội dung: vai trò của triết lý giáo dục đối với nền giáo dục Việt Nam; triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay và sự cần thiết đề cao giáo dục nhân văn; sự thích ứng của nền giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý giáo dục nhân văn và vai trò của nó trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NHÂN VĂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Đậu Thị Hồng Khoa Chính trị - Luật, Trường Đại học Hà Tĩnh Tóm tắt Trong xu hướng toàn cầu hóa, giáo dục Việt Nam đang đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế với mục tiêu đào tạo ra công dân toàn cầu. Đặc tính của giáo dục là tính đổi mới cùng với những thay đổi chóng mặt của xã hội. Trong tất cả mọi thời đại, mục đích của giáo dục để hình thành những con người hội tụ các điều kiện mà xã hội yêu cầu trong các bối cảnh khác nhau. Với triết lý giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách, giáo dục nhân văn ngày càng có tính phổ quát đối với các nền giáo dục khác nhau trên thế giới. Vấn đề là ở mỗi quốc gia, mỗi hệ thống giáo dục khác nhau sự vận dụng của triết lý giáo dục nhân văn có những điểm khác nhau để phù hợp với thực tiễn. Đối với Việt Nam, việc tiếp tục nghiên cứu các triết lý giáo dục tạo ra cơ sở cho những chính sách và giải pháp phù hợp là điều kiện cần thiết. Bài viết đề cập ở 3 nội dung: 1/Vai trò của triết lý giáo dục đối với nền giáo dục Việt Nam; 2/Triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay và sự cần thiết đề cao giáo dục nhân văn; 3/Sự thích ứng của nền giáo dục Việt Nam trước yêu cầu của xã hội. Từ khóa: Giáo dục, giáo dục nhân văn, triết lý giáo dục, đổi mới, nhân cách 1. Đặt vấn đề Giáo dục và đào tạo có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc trong mọi thời đại. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ dựa vào triết lý giáo dục phù hợp cùng với các chính sách đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ở Mỹ chủ trương “tập trung cho đầu tư giáo dục - đào tạo và thu hút nhân tài” được đưa ra từ rất lâu hay chính quyền Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”. Ở Châu Á tiêu biểu như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ 528 thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”. Đây đều là những quốc gia có sự phát triển nhanh và ổn định. Đối với Việt Nam, sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Song để giáo dục hoàn thành được sứ mệnh cao cả của mình, không thể không có một triết lý giáo dục phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc xây dựng một triêt lý giáo dục phù hợp với nền giáo dục nước nhà đồng thời có thể hội nhập được với giáo dục thế giới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao. 2. Vai trò của triết lý giáo dục Liên quan đến khái niệm triết lý giáo dục, trong tiếng Anh có thuật ngữ philosophy of education hay education philosophy, sau khi dịch sang tiếng Việt thường được hiểu là triết học giáo dục hay triết học về giáo dục và triết lý giáo dục. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa khái niệm triết học giáo dục và triết lý giáo dục. Việc phân biệt nội hàm hai thuật ngữ này đã được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục quan tâm bàn luận. Thái Duy Tuyên cho rằng: “Triết học giáo dục là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu và vận dụng các phương pháp triết học để giải quyết các vấn đề về giáo dục, là những nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu và chung nhất làm cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học và cải tạo thực tiễn giáo dục. Còn triết lý giáo dục là những quan điểm phản ánh những vấn đề giáo dục thông qua con đường trải nghiệm từ cuộc sống để chỉ đạo sự suy nghĩ và hành động của con người về các vấn đề giáo dục”1. Bàn về khái niệm này, ở nước ngoài, có các quan điểm cơ bản như sau: John Dewey (1859-1952) trong Dân chủ và giáo dục (1916) cho rằng: Triết lý giáo dục không phải là sự áp dụng các tư tưởng sẵn có từ bên ngoài vào một hệ thống thực hành có nguồn gốc và mục đích khác biệt về cơ bản: triết lý giáo dục chỉ đơn giản là sự phát biểu rõ ràng về các vấn đề của sự đào tạo các thói quen tinh thần và đạo đức đúng đắn trong mối liên quan đến những trở ngại nằm trong đời sống xã hội đương thời: triết lý là lý luận giáo dục xét trên phương ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: