Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.94 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết muốn phác thảo những khuynh hướng của tự sự học hậu kinh điển. Là bước phát triển mới của tự sự học sau giai đoạn kinh điển (giai đoạn cấu trúc luận), tự sự học hậu kinh điển, mặc dù vẫn còn đang ở tình trạng chưa hoàn tất và từ chối tham vọng trở thành một lí thuyết thống nhất, đã cho thấy nó là một lĩnh vực đa nguyên, liên ngành, xuyên phương tiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 22-29 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỰ SỰ HỌC HẬU KINH ĐIỂN – PHÁC THẢO NHỮNG KHUYNH HƯỚNG Trần Ngọc Hiếu Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi muốn phác thảo những khuynh hướng của tự sự học hậu kinh điển. Là bước phát triển mới của tự sự học sau giai đoạn kinh điển (giai đoạn cấu trúc luận), tự sự học hậu kinh điển, mặc dù vẫn còn đang ở tình trạng chưa hoàn tất và từ chối tham vọng trở thành một lí thuyết thống nhất, đã cho thấy nó là một lĩnh vực đa nguyên, liên ngành, xuyên phương tiện. Nó vận động theo hướng chú ý đến những yếu tố ngữ cảnh, bình diện lịch sử, bình diện dụng học cũng như hồi ứng của người đọc. Với những đường nét vận động đang bắt đầu định hình này, giai đoạn hậu kinh điển đã chứng tỏ tự sự học thực ra là một lĩnh vực nhiều tiềm năng và đang có những bước phát triển năng động, không cô lập với những khuynh hướng lí thuyết đương đại. Từ khóa: Tự sự học, tự sự học hậu kinh điển, lí thuyết văn học, chủ nghĩa cấu trúc.1. Mở đầu Tự sự học (narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu năng động [1, 2]. Ở Việt Nam, đã cónhững cố gắng dẫn nhập và ứng dụng các khái niệm, công cụ, luận điểm của một số nhà tự sự họctrên thế giới [1-4] vào các hiện tượng văn học cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết những người giới thiệuvà thực hành lí thuyết tự sự học mới chỉ dừng lại ở giai đoạn kinh điển (classical) vốn được xemlà giai đoạn mà lĩnh vực này nằm trọn trong ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc chứ chưa thực sựquan tâm nắm bắt những động hướng mới của tự sự học ở giai đoạn hậu kinh điển-giai đoạn vượtthoát tư tưởng cấu trúc luận. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến thuật ngữ tự sự họchậu kinh điển, chỉ ra những đặc điểm phân biệt tự sự học hậu kinh điển với giai đoạn kinh điểntrước đó của nó, cũng như phác thảo những hướng nghiên cứu đa dạng và sinh động của tự sự họcở giai đoạn đương thời.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tự sự học hậu kinh điển – Vấn đề thuật ngữ Thuật ngữ tự sự học hậu kinh điển (post-classical narratology) lần đầu tiên được giới thiệutrong bài báo “Scripts, Sequences, and Stories: Elements of a Postclassical Narratology” (Kịchbản, chuỗi và câu chuyện: Những thành tố của tự sự học hậu kinh điển) của David Herman, côngNgày nhận bài 15/5/2014. Ngày nhận đăng 20/09/2014.Liên lạc Trần Ngọc Hiếu , e-mail: hieutn1979@yahoo.com22 Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướngbố trên tạp chí PMLA, Vol.112, No.5, tháng 11 năm 1997. Kể từ đó, thuật ngữ này bắt đầu đượcsử dụng rộng rãi, trong đó, tiền tố “hậu”, về cơ bản, không phải là sự phủ định giai đoạn kinh điểntrước đó – vốn được xem là đã định hình trong truyền thống tư duy của chủ nghĩa cấu trúc - mànên được hiểu như là sự phát triển, sự khắc phục những giới hạn của tự sự học kinh điển. DavidHerman trong lời tựa tuyển tập Naratologies (Các tự sự học) đã nói rõ: “...Tự sự học đã chuyển từgiai đoạn kinh điển, cấu trúc luận – mà có thể gọi là giai đoạn Saussure, tương đối tách biệt vớinhững bước phát triển năng động của lí thuyết ngôn ngữ và văn chương đương đại. Tự sự học hậukinh điển (không nên đồng nhất với các lí thuyết hậu cấu trúc về tự sự) bao hàm cả tự sự học kinhđiển như một trong những “khoảnh khắc” (moment) của nó nhưng nó được đánh dấu bởi sự dồidào của những phương pháp luận mới và những giả thuyết nghiên cứu mới; kết quả là ta có mộtloạt những quan điểm mới về các hình thức và chức năng của tự sự. Hơn nữa, ở giai đoạn hậu cấutrúc, nghiên cứu tự sự không chỉ làm nhiệm vụ phơi bày những giới hạn mà còn khai thác nhữngkhả năng của những mô hình cũ hơn, mang tinh thần của chủ nghĩa cấu trúc” [2;2-3]. Ở thời điểm David Herman chủ biên tuyển tập Narratologies, giai đoạn hậu kinh điển củatự sự học không có gì giống như một sự bùng nổ lí thuyết và nhất là không mang tham vọng vươnđến một “chủ nghĩa không tưởng về phương pháp luận” như ở giai đoạn kinh điển. Nhưng theoquan sát của Herman, giai đoạn này đáng chú ý ở “sự suy tư không ngừng về phạm vi và mục đíchcủa tự sự học, một ý thức đầy đủ hơn về những bước phát triển của lí thuyết và phê bình xungquanh nó, một thái độ ít mang tham vọng đúc kết hơn trong khi lại giàu khát vọng thám hiểm, mộttinh thần sẵn sàng hơn để thừa nhận, rằng khi nghiên cứu tự sự, người ta khó lòng hay nên hi vọngmọi thứ có thể đúng ngay một lần cho mãi mãi” [2;3]. Thay vì tạo ra một tự sự học phổ quát, thốngnhất, tính đa nguyên trở thành đặc trưng của tự sự học hậu kinh điển và đấy là lí do vì sao DavidHerman lại đặt tên cho cuốn sách mình chủ biên là Narratologies – tự sự học ở dạ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướng JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 22-29 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TỰ SỰ HỌC HẬU KINH ĐIỂN – PHÁC THẢO NHỮNG KHUYNH HƯỚNG Trần Ngọc Hiếu Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi muốn phác thảo những khuynh hướng của tự sự học hậu kinh điển. Là bước phát triển mới của tự sự học sau giai đoạn kinh điển (giai đoạn cấu trúc luận), tự sự học hậu kinh điển, mặc dù vẫn còn đang ở tình trạng chưa hoàn tất và từ chối tham vọng trở thành một lí thuyết thống nhất, đã cho thấy nó là một lĩnh vực đa nguyên, liên ngành, xuyên phương tiện. Nó vận động theo hướng chú ý đến những yếu tố ngữ cảnh, bình diện lịch sử, bình diện dụng học cũng như hồi ứng của người đọc. Với những đường nét vận động đang bắt đầu định hình này, giai đoạn hậu kinh điển đã chứng tỏ tự sự học thực ra là một lĩnh vực nhiều tiềm năng và đang có những bước phát triển năng động, không cô lập với những khuynh hướng lí thuyết đương đại. Từ khóa: Tự sự học, tự sự học hậu kinh điển, lí thuyết văn học, chủ nghĩa cấu trúc.1. Mở đầu Tự sự học (narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu năng động [1, 2]. Ở Việt Nam, đã cónhững cố gắng dẫn nhập và ứng dụng các khái niệm, công cụ, luận điểm của một số nhà tự sự họctrên thế giới [1-4] vào các hiện tượng văn học cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết những người giới thiệuvà thực hành lí thuyết tự sự học mới chỉ dừng lại ở giai đoạn kinh điển (classical) vốn được xemlà giai đoạn mà lĩnh vực này nằm trọn trong ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc chứ chưa thực sựquan tâm nắm bắt những động hướng mới của tự sự học ở giai đoạn hậu kinh điển-giai đoạn vượtthoát tư tưởng cấu trúc luận. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến thuật ngữ tự sự họchậu kinh điển, chỉ ra những đặc điểm phân biệt tự sự học hậu kinh điển với giai đoạn kinh điểntrước đó của nó, cũng như phác thảo những hướng nghiên cứu đa dạng và sinh động của tự sự họcở giai đoạn đương thời.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tự sự học hậu kinh điển – Vấn đề thuật ngữ Thuật ngữ tự sự học hậu kinh điển (post-classical narratology) lần đầu tiên được giới thiệutrong bài báo “Scripts, Sequences, and Stories: Elements of a Postclassical Narratology” (Kịchbản, chuỗi và câu chuyện: Những thành tố của tự sự học hậu kinh điển) của David Herman, côngNgày nhận bài 15/5/2014. Ngày nhận đăng 20/09/2014.Liên lạc Trần Ngọc Hiếu , e-mail: hieutn1979@yahoo.com22 Tự sự học hậu kinh điển – phác thảo những khuynh hướngbố trên tạp chí PMLA, Vol.112, No.5, tháng 11 năm 1997. Kể từ đó, thuật ngữ này bắt đầu đượcsử dụng rộng rãi, trong đó, tiền tố “hậu”, về cơ bản, không phải là sự phủ định giai đoạn kinh điểntrước đó – vốn được xem là đã định hình trong truyền thống tư duy của chủ nghĩa cấu trúc - mànên được hiểu như là sự phát triển, sự khắc phục những giới hạn của tự sự học kinh điển. DavidHerman trong lời tựa tuyển tập Naratologies (Các tự sự học) đã nói rõ: “...Tự sự học đã chuyển từgiai đoạn kinh điển, cấu trúc luận – mà có thể gọi là giai đoạn Saussure, tương đối tách biệt vớinhững bước phát triển năng động của lí thuyết ngôn ngữ và văn chương đương đại. Tự sự học hậukinh điển (không nên đồng nhất với các lí thuyết hậu cấu trúc về tự sự) bao hàm cả tự sự học kinhđiển như một trong những “khoảnh khắc” (moment) của nó nhưng nó được đánh dấu bởi sự dồidào của những phương pháp luận mới và những giả thuyết nghiên cứu mới; kết quả là ta có mộtloạt những quan điểm mới về các hình thức và chức năng của tự sự. Hơn nữa, ở giai đoạn hậu cấutrúc, nghiên cứu tự sự không chỉ làm nhiệm vụ phơi bày những giới hạn mà còn khai thác nhữngkhả năng của những mô hình cũ hơn, mang tinh thần của chủ nghĩa cấu trúc” [2;2-3]. Ở thời điểm David Herman chủ biên tuyển tập Narratologies, giai đoạn hậu kinh điển củatự sự học không có gì giống như một sự bùng nổ lí thuyết và nhất là không mang tham vọng vươnđến một “chủ nghĩa không tưởng về phương pháp luận” như ở giai đoạn kinh điển. Nhưng theoquan sát của Herman, giai đoạn này đáng chú ý ở “sự suy tư không ngừng về phạm vi và mục đíchcủa tự sự học, một ý thức đầy đủ hơn về những bước phát triển của lí thuyết và phê bình xungquanh nó, một thái độ ít mang tham vọng đúc kết hơn trong khi lại giàu khát vọng thám hiểm, mộttinh thần sẵn sàng hơn để thừa nhận, rằng khi nghiên cứu tự sự, người ta khó lòng hay nên hi vọngmọi thứ có thể đúng ngay một lần cho mãi mãi” [2;3]. Thay vì tạo ra một tự sự học phổ quát, thốngnhất, tính đa nguyên trở thành đặc trưng của tự sự học hậu kinh điển và đấy là lí do vì sao DavidHerman lại đặt tên cho cuốn sách mình chủ biên là Narratologies – tự sự học ở dạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tự sự học Tự sự học hậu kinh điển Lí thuyết văn học Chủ nghĩa cấu trúc Giai đoạn cấu trúc luậnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Văn học từ năm 1960 - 2019
368 trang 65 1 0 -
Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại
6 trang 30 0 0 -
Kết cấu truyện ngắn của Tô Hoài dưới góc nhìn tự sự học
11 trang 24 0 0 -
Tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết văn học so sánh ở Trung Quốc qua các thời kì
13 trang 21 0 0 -
Truyện Đổng Thiên Vương trong Lĩnh Nam chích quái từ góc nhìn tự sự học
11 trang 20 0 0 -
13 trang 20 0 0
-
Hình thái diễn ngôn truyện kể và một lối dẫn vào tiểu thuyết 'Số đỏ' của Vũ Trọng Phụng
7 trang 14 0 0 -
Xu hướng vận động của điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
10 trang 14 0 0 -
Dấu ấn văn hóa trong tập truyện vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
12 trang 13 0 0 -
Chức năng nhân vật chèo cổ (từ góc nhìn tự sự học)
5 trang 12 0 0