Danh mục

Tưng bừng đón tết Chôl Chnăm Thmây

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.85 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tưng bừng đón tết Chôl Chnăm Thmây Trong 4 ngày từ 13 đến 16/4, đồng bào Khơmer trên cả nước tưng bừng đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Tết mừng năm mới, lễ chịu tuổi lớn nhất của người Khơmer. Tại Sóc Trăng, nơi có gần 400.000 người Khơmer sinh sống, không khí Tết rộn ràng khắp các phum, sóc trong tiếng trống nhạc của giàn ngũ âm. Lễ Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là tết cổ truyền, bước sang năm mới (giống như tết nguyên đán)....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tưng bừng đón tết Chôl Chnăm Thmây Tưng bừng đón tết Chôl Chnăm ThmâyTrong 4 ngày từ 13 đến 16/4, đồng bào Khơmer trên cảnước tưng bừng đón tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Tếtmừng năm mới, lễ chịu tuổi lớn nhất của người Khơmer.Tại Sóc Trăng, nơi có gần 400.000 người Khơmer sinhsống, không khí Tết rộn ràng khắp các phum, sóc trongtiếng trống nhạc của giàn ngũ âm. Lễ Chôl Chnăm Thmâycó nghĩa là tết cổ truyền, bước sang năm mới (giống như tếtnguyên đán).Một sadi quỳ trước đức phật xin xuất giaSư Trần Phép - Phó trụ trì chùa Luông Ba Sắc ở thị trấn MỹXuyên (huyện Mỹ Xuyên) cho biết: “Lễ Chôl ChnămThmây năm nay diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 13 - 16/4”.Cụ thể, ngày thứ nhất là ngày mà đồng bào phật tử có conem muốn xuất gia sẽ được đưa vào chùa để cầu nguyện vớiđức phật sau đó nhờ các sư cả đọc kinh và chấp nhận.Ngày thứ hai mọi người ở gia đình làm cơm, thức ăn hoặccùng nhau vào khuôn viên của chùa nấu ăn để dâng lêncúng dường cho đức phật sau đó dâng lên các sư sãi đểchứng nhận công đức.Trong ngày này ngoài việc dâng cơm và thức ăn, đồng bàoKhơmer còn mang những lễ vật khác như nhang, đèn, tráicây, tiền bạc, hoa giấy… để cầu siêu cho người quá cố vàcầu bình an cho những người hiện tại.Thông thường trong ngày thứ hai này ở một số ngôi chùalớn vào ban ngày sau khi làm lễ cầu an và cầu siêu xong tốiđến họ sẽ cùng nhau ngủ lại chùa và liên hoan văn nghệ.Các cô gái Khơmer xinh đẹp, trong bộ trang phục truyềnthống dân tộc sặc sỡ, nhịp nhàng quyến rũ với điệu múaLâm thol. Cũng trong ngày thứ hai các sư sãi mới xuất gia(sadi) sẽ được lên chánh điện chùa để ra mắt đức phật vàlàm lễ xuất gia.Nhiều người dân đi vào ma trận đồ để cầu phước trongnăm mớiNgày thứ ba là ngày bước sang năm mới của ngườiKhơmer. Trong ngày này mọi người tập trung vào chùađông hơn, vì ngày này cũng giống như ngày mồng một tếtnguyên đán, mọi người cùng nhau cầu nguyện cho một nămmới thật tốt lành và hạnh phúc. Cũng giống như ngày thứhai, trong ngày này vào buổi tối họ cũng sẽ ngủ lại chùa đểcùng nhau đón “giao thừa” với nhiều trò chơi, sinh hoạt vănnghệ hoặc nghe sư cả thuyết pháp.Trong thời gian diễn ra lễ mọi người còn cùng nhau đắp núicát tại khuôn viên của chùa. Đây là một tục lệ truyền thốngcó từ lâu đời nhằm cầu bình an cho gia đình, người thân.Tại chùa Phnôrôka ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành cònlập một “Ma trận đồ” theo tục lệ của người Khơmer. SưDanh Hương - Trụ trì chùa cho biết, với “Ma trận đồ” nàynếu ai đi qua dễ dàng, không gặp trở ngại thì năm mới sẽđược phước đức rất lớn”.Theo tìm hiểu của chúng tôi lễ Chôl Chnăm Thmây nămnay được người dân Sóc Trăng tổ chức trong không khí vuitươi, đầm ấm.

Tài liệu được xem nhiều: