Danh mục

TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.29 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2Trên hoa có đức Phật vàng. Bên cạnh có người chỉ Điều Ngự nói: ‘Biết đức Phật này không? Ấy là đức Biến Chiếu Tôn’. Bèn giật mình thức dậy, đem giấc mơ kể lại cho vua Thánh Tông. Thánh Tông càng thêm lấy làm lạ”. Tình tiết này Thiền tông bản hạnh diễn tả lại: Tuy ở điện bề đông cung Lòng hằng giữ nhớ tôn phong nhà thiền Đêm khuya bóng nguyệt kề hiên Chiêm bao xảy thấy hoa sen mọc bầy. Có người chỉ bảo rằng bây Ngẫm thấy phen này...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2Trên hoa có đức Phật vàng. Bên cạnh có người chỉ Điều Ngự nói: ‘Biết đức Phậtnày không? Ấy là đức Biến Chiếu Tôn’. Bèn giật mình thức dậy, đem giấc mơ kểlại cho vua Thánh Tông. Thánh Tông càng thêm lấy làm lạ”. Tình tiết này Thiềntông bản hạnh diễn tả lại:Tuy ở điện bề đông cungLòng hằng giữ nhớ tôn phong nhà thiềnĐêm khuya bóng nguyệt kề hiênChiêm bao xảy thấy hoa sen mọc bầy.Có người chỉ bảo rằng bâyNgẫm thấy phen này Thái tử có duyên.Ấy là Phật bảo hoa sen.Sau giấc mơ này, theo Thánh đăng ngữ lục, vua Trần Nhân Tông đã ăn chay đếnnỗi gầy guộc, vua cha phải yêu cầu thay đổi: “Từ đó thường chịu ăn chay, khôngdùng đồ mặn, mặt rồng gầy guộc. Thánh Tông thấy lạ mới hỏi: Điều Ngự nói hếtlý do. Thánh Tông khóc bảo: ‘Cha nay già rồi, trông nhờ một người ở con. Conmà như thế, thì thành nghiệp của tổ tông sẽ thế nào’. Điều Ngự cũng khóc”. Thiềntông bản hạnh viết về sự việc này:Thái tử từ ấy những nguyền ăn chayMặt mũi mình vóc đã gầyVua cha xem thấy ngày rày hỏi con.Thái tử quì lạy tâu vanThánh Tông nước mắt hòa chan ròng ròng.Ai hầu nối nghiệp tổ tôngTuổi cha già cả trong lòng khá thương.Thái tử nước mắt đượm nươngPhụ tử tình thâm cảm thương thay là.Dù giấc mơ xảy ra, trước khi lên ngôi hay sau khi được phong làm Hoàng thái tử,sự thật rõ ràng là Thái tử Trần Khâm đã chấp nhận lên ngôi vua vào ngày 22 tháng10 năm Mậu Dần, Bảo Phù thứ 6 (1278). Vừa lên ngôi, vua Trần Nhân Tông đãđứng trước một tình thế hết sức hiểm nghèo, mà đất nước đang lâm vào. Đó làviệc Hốt Tất Liệt ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta trong khi đang thanh toán nốtnhững cứ điểm cuối cùng của nhà Tống tại nam Trung Quốc, kết thúc với việcthừa tướng Lục Tú Phu cõng vua Tống nhảy xuống biển chết vào mùa xuân nămsau (1279).Tháng 10, vua Trần Nhân Tông lên ngôi, thì tháng 11 nhuận, sứ bộ của Hốt TấtLiệt là Sài Thung đã đến Ung Châu thông qua con đường Giang Lăng, nhằm vàonước ta mà đi tới. Về sự kiện này, ĐVSKTT 5 tờ 38a3-7 chỉ viết: “Vua Nguyênnghe Thái Tông mất, có ý mưu tính nước ta, sai thượng thư bộ Lễ là Sài Thung(tức Sài Trang Khanh) đến.Bấy giờ, sứ nước ta Lê Khắc Phục đang trở về gặp quân Nguyên đánh nhà Tống,bèn theo đường Hồ Quảng về nước.Thung cùng đi theo tới, mượn cớ vua không xin mệnh mà tự lập, dựng lời bảo vuakhiến vào chầu. Vua không nghe, sai Trịnh Đình Toản, Đỗ Quốc Kế đến Nguyên.Nhà Nguyên giữ Đình Toản không cho về”.Các sử liệu Trung Quốc, đặc biệt là Bản kỷ và An Nam truyện của Nguyên sử 10,tờ 5a3-4 và 209 tờ 4a1-b13 ghi rất rõ về hoạt động của phái bộ này tại nước tacùng những đối phó mà vua Trần Nhân Tông thực hiện. Thứ nhất, tuy được cử đitừ tháng 8 và được Hốt Tất Liệt chỉ đạo sử dụng con đường Giang Lăng, QuảngTây thay vì con đường Vân Nam, Sài Thung đã tới Ung Châu vào tháng 11 nhuận.Khi nghe tin này, vua Trần Nhân Tông đã gửi thư phản đối, yêu cầu Sài Thungphải trở về con đường Thiện Xiển, Vân Nam mà chúng thường sử dụng trước đó.Đây có thể là bức thư ngoại giao đầu tiên hiện được bảo tồn một phần trong AnNam truyện của Nguyên sử 209 tờ 4a4-5: “Nay nghe Quốc công khó nhọc đến tệquốc, dân biên giới không ai là không kinh hãi, không biết sứ người nước nào màđến ở đây. Xin đem quân về đường cũ để mà đến”.Sài Thung đã không đáp ứng yêu cầu, mà còn gửi thư đòi phải đón hắn: “Thượngthư bộ Lễ và các quan vâng lệnh trên cùng bọn Lê Khắc Phục của bản quốc doGiang Lăng đến Ung Châu để vào An Nam. Nếu có quân binh dẫn đường hộ tốngthì nên theo ngựa trạm đến đầu biên giới xa đón”.Cũng theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 4a6 -10, vua Trần Nhân Tông đãsai Ngự sử trung tán kiêm tri thẩm hình viện sự Đỗ Quốc Kế đến trước. Rồi sau đósai thái úy, tức thượng tướng Trần Quang Khải đem trăm quan đón chúng từ bờsông Hồng đưa vào sứ quán. Ngày mùng 2 tháng 12 năm Mậu Dần (1278), vuaTrần Nhân Tông đã đến sứ quán để thăm bọn này. Ngày mùng 4, vua nhận chiếuvà Sài Thung đã đọc lời của Hốt Tất Liệt:“Nước ngươi nội phụ đã hơn 20 năm. Sáu việc vừa rồi còn chưa thấy theo. Ngươinếu không chầu thì hãy sửa thành trì của ngươi, chỉnh đốn quân đội ngươi để đợiquân ta (...) Cha ngươi đã nhận lệnh ta làm vua. Ngươi không xin lệnh mà tự lập,nay lại không chầu. Ngày sau triều đình gia tội thì lấy gì mà trốn ?”Trước những lời xấc xược đó, mà sau này, trong lời hịch động viên chiến sỹ củamình, Trần Hưng Đạo đã mô tả “thấy sứ giả qua lại dọc ngang ngoài đường, khuatấc lưỡi cú vọ mà khinh rẻ triều đình, đem cái thân dê chó mà ngạo mạn tể phụ”,vua Trần Nhân Tông đâu có dễ dàng khuất phục. Và để thử nắn gân, vua đã theo lệcũ đãi yến Sài Thung ở dưới hành lang. Thung không ch ịu ngồi vào yến, mà trở vềsứ quán. Vua sai Phạm Minh Tự đem thư mời dự yến tại điện Tập Hiền thì hắnmới đến.Tại yến tiệc này, An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 4a12 -b3 đã ghi lại khá kỹcuộc nó ...

Tài liệu được xem nhiều: