TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3Tháng 3 năm sau (1279), khi bọn Sài Thung về đến Đại Đô trước và báo cáo việc vua Trần Nhân Tông từ chối vào chầu mà chỉ gửi sứ, thì khu mật viện nhà Nguyên đã đề nghị với Hốt Tất Liệt cho tiến quân đánh nước ta. Hốt Tất Liệt chưa nghe và cho sứ ta vào chầu. Tháng 11, giữ sứ ta là Trịnh Quốc Toản ở lại Đại Đô, rồi sai bọn Sài Thung 4 người đi cùng Đỗ Quốc Kế trở lại nước ta, đưa điều kiện và đe...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3 TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3Tháng 3 năm sau (1279), khi bọn Sài Thung về đến Đại Đô trước và báo cáo việcvua Trần Nhân Tông từ chối vào chầu mà chỉ gửi sứ, thì khu mật viện nhà Nguyênđã đề nghị với Hốt Tất Liệt cho tiến quân đánh nước ta. Hốt Tất Liệt chưa nghe vàcho sứ ta vào chầu. Tháng 11, giữ sứ ta là Trịnh Quốc Toản ở lại Đại Đô, rồi saibọn Sài Thung 4 người đi cùng Đỗ Quốc Kế trở lại nước ta, đưa điều kiện và đedọa, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 4b9 -12 đã ghi: “Nếu quả khôngthể đến chầu được thì hãy dồn vàng thay cho thân mình, dùng hai ngọc trai thaycho mắt mình cùng với hiền sĩ, phương kỷ tử đệ hai người và hai loại thợ mỗi thứ2 người để thay cho thổ dân.Nếu không thế, thì hãy sửa sang thành trì của ngươi, để đợi sự phán xét”.Đứng trước những lời đe dọa và nguy cơ chiến tranh ngày càng tiến đến gần, vuaTrần Nhân Tông khẩn trương tiến hành một loạt biện pháp, nhằm nâng cao tiềmlực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao của dân tộc, chuẩn bị đối phó với cuộcchiến tranh xâm lược sắp tới, mà bản thân vua và triều đình thấy không thể nàotránh được.Đầu tiên, về chính trị, vua thực hiện một chính sách an dân và ổn định xã hội bằngviệc “đại xá cho thiên hạ” nhân dịp tết Nguyên đán sau khi vua mới lên ngôi, tứcvào Tết năm Kỷ Mão Thiệu Bảo thứ nhất (1279), như ĐVSKTT 5 tờ 38b4-5 đãghi. Tiếp đến, vua cho giải quyết những oan ức, bất công tồn tại trong quần chúng.ĐVSKTT 5 tờ 39b4-8 kể chuyện, 20 tháng sau khi lên ngôi, dân đã đón xe vua, đểkhiếu nại về kết qủa một vụ án. Vua “ngay trên đường, sai chánh trưởng nội thưhỏa là Trần Hùng Thao” giải quyết. Cũng trong giai đoạn đó, Trịnh Giác Mật ởđạo Đà Giang làm phản. Vua sai Trần Nhật Duật đi dụ hàng. Trần Nhật Duật đãthành công và “đem Mật cùng vợ con vào ra mắt vua”, mà “không mất một mũitên”.Về kinh tế, do khuyến khích và huy động lực lượng nông dân, một năm sau khi lênngôi, vào tháng 10 thì “được mùa to, lúa ruộng ở hương Trà Kiều thuộc Khoái Lộmột giò hai bông”, như ĐVSKTT 5 tờ 39b3-4 đã ghi. Và để tạo điều kiện cho sựphát triển một nền thương mại quốc dân, ĐVSKTT 5 tờ 39b2 cho biết tháng giêngnăm Thiệu Bảo thứ hai (1280) vua Trần Nhân Tông đã “ban thước đo gỗ, đo lụacùng một kiểu”, nhằm thống nhất hệ thống đo lường trong cả nước cho tiện việcbuôn bán. Tháng 2 cùng năm, “xét duyệt sổ đinh và các sắc dịch trong nước”, đểnắm dân số, tạo thuận lợi cho công ăn việc làm của dân, đồng thời không gây trởngại đến thời gian làm nghề, tác động không tốt đến sản xuất và đời sống.Về ngoại giao, ngoài việc đối phó với nhà Nguyên, chỉ mấy tháng sau khi lên ngôi,vua Trần Nhân Tông còn giải quyết vấn đề Chiêm Thành, nỗ lực xây dựng mộtquan hệ hữu nghị thân thiết với quốc gia láng giềng nằm ở biên giới phía nam củatổ quốc. Ngay trong tháng giêng năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), bọn Chế Năngvà Chế Diệp, khi được vua Chiêm cử cầm đầu phái bộ đến nước ta, đã xin ở lại vàlàm bề tôi. Vua đã khéo léo từ chối, thuyết phục bọn họ trở về. Không những thế,khi Chiêm Thành bị quân Nguyên xâm lược vào tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 16(1279), vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh gửi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chiviện cho Chiêm Thành. Sự kiện này, sử ta không nói tới, nhưng An Nam truyệncủa Nguyên sử 209 tờ 5b3-8 nói rất rõ, và trở thành một trong những nguyên cớkhiến quân Nguyên tiến công xâm lược nước ta.An Nam truyện viết: “An phủ sứ Quỳnh Châu Trần Trọng Đạt nghe Trịnh Thi ênHựu nói Giao Chỉ thông mưu với Chiêm Thành, sai quân 2 vạn và thuyền 500chiếc để làm ứng viện”. Vua Trần Nhân Tông phải viết thư trả lời:“Chiêm Thành là một nội thuộc của tiểu quốc, thì khi đại quân đến đánh, đúng rađại quốc phải tỏ thương xót, nhưng chưa từng dám nói ra một lời, bởi vì tiểu quốcbiết thời trời việc người vậy. Nay, Chiêm Thành lại làm phản nghịch, chấp mêkhông chịu quay lại thì đúng là đứa không biết trời biết người. Người biết trời biếtngười mà trở lại cùng mưu với đứa không biết trời biết người thì dù là trẻ con bé tícũng biết là việc không thể xảy ra. Huống nữa là tiểu quốc ư ? Xin quí hành tỉnhbiết cho”.Dù có lời biện bạch này, nhưng rõ ràng việc vua Nhân Tông gửi viện binh choChiêm Thành để chống lại quân Nguyên chắc chắn đã xảy ra. Đây có thể là lần thứ2 dân tộc ta gửi viện binh ra n ước ngoài sau gần 14 thế kỷ khi vua Hùng đã gửiviện binh giúp cho Đông Việt và Mân Việt chống lại quân Hán của Vũ Đế. ChiêmThành có một vị trí sống chết đối với an ninh của Đại Việt. Khi cử bọn Toa Đôxuống xâm lược Chiêm Thành, Hốt Tất Liệt không chỉ nghĩ tới chiếm ChiêmThành như một đầu cầu để tiến xuống các n ước Đông Nam Á khác, như một sốngười đã đề xuất, mà trước mắt là dùng Chiêm Thành như một bàn đạp để tiếncông Đại Việt từ phía nam. Thực tế, sự việc diễn ra sau đó đã chứng minh điềunày.Quả vậy, rút kinh nghiệm của cuộc chiến tranh năm1258, Hốt Tất Liệt chú ...