Danh mục

Tương lai nào cho các doanh nghiệp bán lẻ VN

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.88 KB      Lượt xem: 38      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết này nêu lên thị trường bán lẻ Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu điểm, đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước, sức ép này cũng buộc họ phải xem lại mô hình cũng như phương thức kinh doanh của mình. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương lai nào cho các doanh nghiệp bán lẻ VN TƯƠNG LAI NÀO CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VN ThS. Trương Thị Thuý Vân Tóm tắt Thị trường bán lẻ Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu điểm, đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước, sức ép này cũng buộc họ phải xem lại mô hình cũng như phương thức kinh doanh của mình. Kinh nghiệm từ những doanh nghiệp điển hình thành công trên thị trường cho thấy việc đổi mới một hệ thống bán hàng cần thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố như hiểu về khách hàng; xây dựng mô hình và quản lý kênh phân phối hiệu quả; có chính sách bán hàng rõ ràng, phù hợp; có chuỗi cung ứng hỗ trợ đắc lực… Nếu những yếu điểm này sớm được khắc phục thì có thể các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thay đổi cục diện trong cuộc chiến với các “ông lớn” bán lẻ đến từ nước ngoài. Việc các tập đoàn bán lẻ được xem là “ông lớn” thâm nhập vào thị trường Việt Nam là một xu thế đang diễn ra và không thể ngăn cản được, đơn giản vì chúng ta đã hội nhập, đã mở cửa. Nhìn từ phía các doanh nghiệp Việt, chắc chắn sự xuất hiện của những đối thủ đáng gờm này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay: kinh tế khó khăn, thị trường cạnh tranh khốc liệt. Không ít ý kiến của các chuyên gia kinh tế nhìn nhận và e ngại rằng Việt Nam sẽ mất chỗ đứng khi hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ của Việt Nam dù có nhiều cải tiến và được nâng cấp nhưng vẫn thiếu tính chuyên nghiệp. Từ khía cạnh quản trị chuỗi, đến tổ chức trưng bày hàng hóa và giá cả đều thiếu tính cạnh tranh, bên cạnh đó là nguồn hàng chưa phong phú, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và chưa tương xứng với nhu cầu của khách hàng. Thị trường bán lẻ Việt Nam còn bộc lộ nhiều yếu điểm, nhưng lớn nhất phải kể đến là thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia trên thị trường bán lẻ và thiếu đi một người chỉ huy trong từng lĩnh vực kinh doanh nên các nhà cung cấp mạnh ai nấy rao, nhà bán lẻ mạnh ai nấy bán, cạnh tranh lẫn nhau, dẫn tới tất cả đều phát triển manh mún, thiếu bài bản. Những doanh nghiệp bán lẻ tạo được niềm tin đối với các nhà sản xuất, nhà cung cấp, đảm bảo được nguồn hàng ổn định phục vụ người tiêu dùng không nhiều, chỉ có một vài doanh nghiệp thuần Việt như Co-opmart, MaxiMark, Coop Foods, Satra Foods… là bước đầu làm được điều đó. Đội ngũ nhân sự bán lẻ thiếu chuyên nghiệp từ khâu nhập hàng, trưng bày đến giao tiếp với người tiêu dùng. Và nó bắt nguồn từ cách tư duy rất cũ của những người bán lẻ. Đối với doanh nghiệp bán lẻ trong nước, sức ép này cũng buộc họ phải xem lại mô hình cũng như phương thức kinh doanh, có lẽ đã đến lúc phải chủ 56 động hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực để sẵn sàng cạnh tranh. Nếu không sớm tìm giải pháp liên kết với nhau và hợp tác cùng phát triển, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ dễ bị cô lập và chịu sự thất bại ngay trên sân nhà. Trong trường hợp này yếu tố mang tính quyết định vẫn là nội lực của các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một chiến lược với những giải pháp phù hợp, căn cứ vào mục tiêu, tôn chỉ riêng. Các tập đoàn bán lẻ trên thế giới với quy mô về tài chính, tiềm năng về công nghệ và kinh nghiệm thương trường dày dạn hàng chục, hàng trăm năm luôn luôn có nhiều lợi thế hơn và sẵn sàng nuốt chửng đối thủ, nếu mình không đủ sức đối diện với họ trên một chặng đường dài. Dù thị trường bán lẻ có diễn biến phức tạp như thế nào thì trước mắt hệ thống bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam đã lộ rõ nhiều điểm khiếm khuyết rất cơ bản mà nếu sớm khắc phục được thì có thể sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến. Trước khi bàn đến việc cần phải đổi mới hay sáng tạo hệ thống phân phối như thế nào thì cần phải trả lời được: đổi mới nên bắt đầu từ cái gì. Kinh nghiệm từ những doanh nghiệp điển hình thành công trên thị trường cho thấy việc đổi mới một hệ thống bán hàng cần thực hiện đồng bộ các yếu tố: Hiểu về khách hàng: Một chiến lược dựa trên mối quan hệ khách hàng có thể đem lại những kết quả đầy sức thuyết phục cũng như lòng trung thành mạnh mẽ của khách hàng. Muốn chăm sóc tốt cho một người, bạn cần hiểu người đó muốn gì và cần gì. Với khách hàng cũng vậy, doanh nghiệp cần hiểu nguyện vọng của họ thì mới xây dựng được những chính sách phù hợp với nhu cầu của họ. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, khách hàng ngày càng kỹ tính hơn trong các chọn lựa của mình. Việc hiểu thói quen của khách hàng, hiểu sự khác nhau trong nhu cầu của khách hàng đối với đối với sản phẩm là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp có thể nghiên cứu và kinh doanh những sản phẩm phù hợp. Xây dựng mô hình và quản lý kênh phân phối hiệu quả: Xây dựng kênh phân phối thành công là một khởi đầu tốt đẹp trong quá trình tiếp cận thị trường của doanh nghiệp, nhưng không chỉ dừng lại ở xây dựng hệ thống phân phối, vấn đề đặt ra sau khi “xây dựng” là “quản lý”. Các do ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: