Danh mục

Ứng dụng chế phẩm dịch cô đặc chân không giàu Saponin từ lá đinh lăng (Polyscias fruticosa l. harms) trong sản xuất nước uống thảo dược

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cho thấy đinh lăng là một loài thực vật có dược tính cao. Với mục đích làm tăng giá trị sử dụng cây đinh lăng, bài báo này nhằm giới thiệu bước đầu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm nước giải khát thảo dược từ chế phẩm dịch cô đặc chân không giàu saponin từ lá đinh lăng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng chế phẩm dịch cô đặc chân không giàu Saponin từ lá đinh lăng (Polyscias fruticosa l. harms) trong sản xuất nước uống thảo dượcHội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM DỊCH CÔ ĐẶC CHÂN KHÔNG GIÀU SAPONIN TỪ LÁ ĐINH LĂNG (POLYSCIAS FRUTICOSA L. HARMS) TRONG SẢN XUẤT NƯỚC UỐNG THẢO DƯỢC Đỗ Thị Ninh1,*, Nguyễn Thị Ngọc Thúy1 1 Khoa công nghệ Thực Phẩm, Trường ĐH công nghiệp thực phẩm Tp HCM *Email: dothininh96@gmail.com Ngày nhận bài: 07/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Đinh lăng là một loài thực vật có dược tính cao. Với mục đích làm tăng giá trị sử dụng cây đinhlăng, bài báo này nhằm giới thiệu bước đầu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm nước giải khát thảodược từ chế phẩm dịch cô đặc chân không giàu saponin từ lá đinh lăng. Kết quả nghiên cứu đạt đượctỷ lệ phối trộn dịch cô đặc/nước (v/v) là 1/11; hàm lượng đường là 10 (g/100ml); hàm lượng acid citriclà 0,1 (g/100ml); xử lý nhiệt ở 65oC trong 3 phút. Sản phẩm đạt điểm khá về cảm quan theo phươngpháp cho điểm chất lượng, hàm lượng saponin (TSC) là 0,364  0,05 (mg/ml) và đạt các chỉ tiêu visinh vật theo QCVN 6-2:2010/BYT đối với thức uống không cồn.Từ khóa: Polyscias fruticosa l. Harms, nước giải khát đinh lăng, saponin. 1. MỞ ĐẦU Con người ngày nay quan tâm ngày càng nhiều đến thực phẩm hữu cơ và thức uống từ thiênnhiên. Trong số đó, người ta không thể không nhắc đến thức uống từ thảo mộc. Thức uống từ thảomộc có thể dùng không chỉ với tác dụng giải khát mà còn như thức uống trong phòng ngừa và hỗ trợđiều trị một số bệnh. Thực tế, có không ít các loài thảo mộc có dược tính. Điển hình như cây đinhlăng, một loại thảo dược có tính mát, tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chống suy nhược,ăn ngon, ngủ tốt, lợi sữa, lợi tiểu, trị ho ra máu,...[1] Từ lá, thân, rễ của cây đinh lăng đều là những vịthuốc. Trong cây đinh lăng có nhiều chất có lợi như các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin,vitamin B1, B2, C, các acid amin quan trọng như lyzin, cysteine, methionin,... đặc biệt saponin là hoạtchất có ý nghĩa quan trọng trong y học [2]. Nghiên cứu trên giới thiệu bước đầu xây dựng quy trìnhsản xuất sản phẩm nước giải khát thảo dược từ đinh lăng giàu saponin nhằm làm tăng giá trị sử dụngcây đinh lăng, phát triển sản phẩm nước giải khát mới trên thị trường. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu nghiên cứu Lá đinh lăng khô thuộc giống Polyscias fruticosa (L.) Harms được thu mua tại nhà thuốc y học cổtruyền trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Lá đinh lăng khô phải có lá có màu nâu sáng, mùi thơmđặc trưng, khô ráo, không bị mốc, ít lẫn lá tạp, sỏi, cát, và không có mùi lạ. Tại phòng thí nghiệm, lá 146 Đỗ Thị Ninh, Nguyễn Thị Ngọc Thúykhô được xay nhỏ bằng máy xay khô, đóng gói chân không và bảo quản ở nhiệt độ phòng tại nơithoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.2.2. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp xác định tro tổng theo AOAC 941.12.  Phương pháp xác định protein theo AOAC 991.20.  Phương pháp xác định lipid theo AOAC 948.22.  Phương pháp xác định carbohydrate theo TCVN 4594:1988.  Phương pháp xác định TSC: lấy 1ml dịch mẫu định mức pha loãng lên 10 lần. Hút chính xác 0,2ml dịch pha loãng, bổ sung 0,2ml hỗn hợp vanillin-acetic acid và 1,2ml perchloric acid. Lắc đều và ủ ở 70oC trong 15 phút. Sau đó làm mát nhanh ống nghiệm trong vòng 2 phút. Thêm 3,4 ml dung dịch etyl acetate. Tiến hành đo quang UV-VIS ở bước sóng 550 nm. Phương trình đường chuẩn C = 0,103A; R2= 0,9985 [3], [4].  Phương pháp cảm quan cho điểm thị hiếu để đánh giá mức độ ưa thích.  Phương pháp cho điểm theo TCVN 3215-79 để đánh giá tổng quát chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn.  Phương pháp xử lý thống kê bằng Microsoft Excel 2010. Phương pháp xử lý số liệu được lấy trung bình của 3 lần thực hiện, tìm sự khác biệt và phân tích phương sai bằng phần mềm Stagraphic, được trình bày dưới dạng trung bình cộng  độ lệch chuẩn và vẽ đồ thị bằng phần mềm Microsoft Excel 2010. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN3.1. Kết quả xác định dịch cô đặc chân không giàu saponin từ lá đinh lăng3.1.1. Kết quả xác định thành phần hóa học dịch cô đặc chân không giàu saponin từ lá đinh lăng Bảng 1. Thành phần hóa học của dịch cô đặc chân không giàu saponin từ lá đinh lăng Thành phần Hàm lượng Tro (mg/100ml) (*) 0,49 Carbohydrate tổng (mg/100ml) (*) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: