Ứng Dụng Lâm sàng của BNP và NT- proBNP
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 91.32 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
ProBNP là kích thích tố thải natri chủ yếu do tế bào cơ tim tiết ra vì tác động của sức căng của thành cơ tim nên đã được dùng để chẩn đoán suy tim. ProBNP được phân hóa thành BNP có tác dụng sinh học và NT-proBNP không có tác dụng sinh học; nồng độ của cả hai chất đều tăng trong suy tim nhưng nồng độ NT-proBNP tăng gấp bốn lần nồng độ BNP trong rối loạn chức năng thất trái. Dùng BNP hoặc NT-proBNP để chẩn đoán phân biệt các trường hợp khó thở tại phòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng Dụng Lâm sàng của BNP và NT- proBNP Ứng Dụng Lâm sàng của BNP và NT- proBNP ProBNP là kích thích tố thải natri chủ yếu do tế bào cơ tim tiết ra vì tác động của sức căng của thành cơ tim nên đã được dùng để chẩn đoán suy tim. ProBNP được phân hóa thành BNP có tác dụng sinh học và NT-proBNP không có tác dụng sinh học; nồng độ của cả hai chất đều tăng trong suy tim nhưng nồng độ NT-proBNP tăng gấp bốn lần nồng độ BNP trong rối loạn chức năng thất trái. Dùng BNP hoặc NT-proBNP để chẩn đoán phân biệt các trường hợp khó thở tại phòng cấp cứu giúp rút ngăn thời gian điều tri, đã chứng tỏ là có hiêu quả kinh tế. Nồng độ BNP và NT-pro-BNP giảm khi tình trạng suy tim cải thiện do đó có thể dùng để theo dõi kết quả điều trị. BNP và NT-proBNP còn có thể giúp phân lọai bệnh nhân về nguy cơ tim mạch và tiên lượng tử vong chung, tử vong tim mạch, tai biến mạch não, tái cấu trúc thất trái, phản ứng viêm. Giá trị nhiều mặt của BNP và NT-proBNP có thể vì ProBNP là hậu quả của nhiều yếu tố khác ngoài sức căng của tế bào cơ tim như thiếu máu cơ tim, endothelinA, angiotensin II, yếu tố hoại tử mô alpha. BNP và NT-proBNP đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của một dấu sinh học tốt: cho kết quả cho nhanh chóng với giá phải chăng, cung cấp thêm dữ liệu mới cho lâm sàng và giúp bác s ĩ dựa vào đó mà quyết định chẩn đoán suy tim. Nồng độ của BNP trên 100pg/ml chẩn đoán suy tim với độ nhậy, độ chuyên biệt và tiên lượng chính xác lần lượt là 90, 76 và 83%. Phần lớn bệnh nhân khó thở do suy tim có BNP trên 400pg/ml trong khi trị số dưới 100pg/ml loại trừ suy tim. Ở mức 100-400pg/ml BNP không đủ nhậy và chuyên biệt để xác định hay loại trừ suy tim. NT-proBNP tăng theo tuổi, nên mốc chẩn đoán suy tim cho lứa tuổi dưới 50, từ 50-75, trên 75 lần lượt là 450pg/ml, 900pg/ml, 1800pg/ml. Nồng độ NT-proBNP dưới 300pg/ml có khả năng lọai bỏ chẩn đoán suy tim với giá trị tiên lượng âm 98%. Nồng độ BNP và NT-proBNP tăng ỏ người suy thận, và giảm ở người mập. Phụ nữ trên 45 tuổi có nồng độ NT-proBNP cao hơn đàn ông 50%. Cũng như mọi xét nghiệm, BNP có một biên độ thay đổi nên không phải tất cả các bệnh nhân suy tim đều có BNP cao và ngược lại không phải tất cả các bệnh nhân không triệu chứng đều có BNP thấp. Cần lưu ý các điểm sau đây khi dùng BNP để chẩn đoán suy tim: - bệnh nhân khó thở có thể do nhiều nguyên nhân cùng một lúc thí dụ bệnh nhân suy tim bị viêm phổi, BNP cao không loại bỏ khả năng một bệnh kết hợp, - BNP không đạt mức chẩn đoán ở một số bệnh nhân suy tim mất bù cấp tính, - BNP tiếp tục cao ở một số bệnh nhân suy tim mãn dù đã được điều trị, nên chỉ được coi là phụ giúp mà không thay thế sự lượng giá lâm sàng về kết quả điều trị, - BNP không giúp phân biệt suy tim tâm thu với suy tim tâm trương, - BNP tăng ở bệnh nhân bị suy tim phải do tăng áp động mạch phổi nên khi suy tim phải do bệnh phổi không do tăng áp động mạch phổi do suy tim trái thì BNP cao có thể bị ngộ nhận là do suy tim trái trong khi bệnh nhân khó thở vì bệnh phổi. BNP và NT-proBNP có giá trị trong chẩn đoán suy tim, nhưng giá trị trong theo dõi kết quả điều trị và phân tầng nguy cơ tim mạch còn được bàn cãi. Các dấu sinh học đem lại sự chính xác và tính khách quan tuy nhiên không thay thế sự suy luận lâm sàng. Sự ước lượng lâm sàng trước khi làm xét nghiệm là cần thiết. BNP có lợi khi chẩn đoán lâm sàng còn chưa rõ khi đó BNP dương giúp quyết định chẩn đoán, BNP âm khiến phải tìm hiểu thêm. Trong trường hợp suy tim hoặc nguyên nhân gây khó thở đã rõ ràng làm thêm BNP không có hiệu quả kinh tế vì không đem lại thay đổi gì. Bác sĩ Nguyễn Văn Đích
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng Dụng Lâm sàng của BNP và NT- proBNP Ứng Dụng Lâm sàng của BNP và NT- proBNP ProBNP là kích thích tố thải natri chủ yếu do tế bào cơ tim tiết ra vì tác động của sức căng của thành cơ tim nên đã được dùng để chẩn đoán suy tim. ProBNP được phân hóa thành BNP có tác dụng sinh học và NT-proBNP không có tác dụng sinh học; nồng độ của cả hai chất đều tăng trong suy tim nhưng nồng độ NT-proBNP tăng gấp bốn lần nồng độ BNP trong rối loạn chức năng thất trái. Dùng BNP hoặc NT-proBNP để chẩn đoán phân biệt các trường hợp khó thở tại phòng cấp cứu giúp rút ngăn thời gian điều tri, đã chứng tỏ là có hiêu quả kinh tế. Nồng độ BNP và NT-pro-BNP giảm khi tình trạng suy tim cải thiện do đó có thể dùng để theo dõi kết quả điều trị. BNP và NT-proBNP còn có thể giúp phân lọai bệnh nhân về nguy cơ tim mạch và tiên lượng tử vong chung, tử vong tim mạch, tai biến mạch não, tái cấu trúc thất trái, phản ứng viêm. Giá trị nhiều mặt của BNP và NT-proBNP có thể vì ProBNP là hậu quả của nhiều yếu tố khác ngoài sức căng của tế bào cơ tim như thiếu máu cơ tim, endothelinA, angiotensin II, yếu tố hoại tử mô alpha. BNP và NT-proBNP đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của một dấu sinh học tốt: cho kết quả cho nhanh chóng với giá phải chăng, cung cấp thêm dữ liệu mới cho lâm sàng và giúp bác s ĩ dựa vào đó mà quyết định chẩn đoán suy tim. Nồng độ của BNP trên 100pg/ml chẩn đoán suy tim với độ nhậy, độ chuyên biệt và tiên lượng chính xác lần lượt là 90, 76 và 83%. Phần lớn bệnh nhân khó thở do suy tim có BNP trên 400pg/ml trong khi trị số dưới 100pg/ml loại trừ suy tim. Ở mức 100-400pg/ml BNP không đủ nhậy và chuyên biệt để xác định hay loại trừ suy tim. NT-proBNP tăng theo tuổi, nên mốc chẩn đoán suy tim cho lứa tuổi dưới 50, từ 50-75, trên 75 lần lượt là 450pg/ml, 900pg/ml, 1800pg/ml. Nồng độ NT-proBNP dưới 300pg/ml có khả năng lọai bỏ chẩn đoán suy tim với giá trị tiên lượng âm 98%. Nồng độ BNP và NT-proBNP tăng ỏ người suy thận, và giảm ở người mập. Phụ nữ trên 45 tuổi có nồng độ NT-proBNP cao hơn đàn ông 50%. Cũng như mọi xét nghiệm, BNP có một biên độ thay đổi nên không phải tất cả các bệnh nhân suy tim đều có BNP cao và ngược lại không phải tất cả các bệnh nhân không triệu chứng đều có BNP thấp. Cần lưu ý các điểm sau đây khi dùng BNP để chẩn đoán suy tim: - bệnh nhân khó thở có thể do nhiều nguyên nhân cùng một lúc thí dụ bệnh nhân suy tim bị viêm phổi, BNP cao không loại bỏ khả năng một bệnh kết hợp, - BNP không đạt mức chẩn đoán ở một số bệnh nhân suy tim mất bù cấp tính, - BNP tiếp tục cao ở một số bệnh nhân suy tim mãn dù đã được điều trị, nên chỉ được coi là phụ giúp mà không thay thế sự lượng giá lâm sàng về kết quả điều trị, - BNP không giúp phân biệt suy tim tâm thu với suy tim tâm trương, - BNP tăng ở bệnh nhân bị suy tim phải do tăng áp động mạch phổi nên khi suy tim phải do bệnh phổi không do tăng áp động mạch phổi do suy tim trái thì BNP cao có thể bị ngộ nhận là do suy tim trái trong khi bệnh nhân khó thở vì bệnh phổi. BNP và NT-proBNP có giá trị trong chẩn đoán suy tim, nhưng giá trị trong theo dõi kết quả điều trị và phân tầng nguy cơ tim mạch còn được bàn cãi. Các dấu sinh học đem lại sự chính xác và tính khách quan tuy nhiên không thay thế sự suy luận lâm sàng. Sự ước lượng lâm sàng trước khi làm xét nghiệm là cần thiết. BNP có lợi khi chẩn đoán lâm sàng còn chưa rõ khi đó BNP dương giúp quyết định chẩn đoán, BNP âm khiến phải tìm hiểu thêm. Trong trường hợp suy tim hoặc nguyên nhân gây khó thở đã rõ ràng làm thêm BNP không có hiệu quả kinh tế vì không đem lại thay đổi gì. Bác sĩ Nguyễn Văn Đích
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học y học phổ thông tài liệu y học y học cho mọi người dinh dưỡng y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 200 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 166 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 147 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 141 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 121 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 117 0 0 -
4 trang 101 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 97 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0