Danh mục

ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC DỌC CẮN KHỚP QUA MỘT SỐ KÍCH THƯỚC Ở MẶT VÀ BÀN TAY

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.80 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: Nhằm mục đích xác định kích thước dọc cắn khớp. Phương pháp: chúng tôi thực hiện việc đo đạc trên 108 đối tượng (50 nam, 58 nữ) các kích thước sau: sn–me (kích thước dọc cắn khớp), zy–zy, p–p, p–sn, p–ch, chiều dài lòng bàn tay trái, chiều dài ngón giữa trái. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp cắt ngang mô tả và phân tích thống kê, ứng dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, phương trình đáp ứng tốt nhất cho ước lượng kích thước dọc cắn khớp như sau:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC DỌC CẮN KHỚP QUA MỘT SỐ KÍCH THƯỚC Ở MẶT VÀ BÀN TAY ƯỚC LƯỢNG KÍCH THƯỚC DỌC CẮN KHỚP QUA MỘT SỐ KÍCH THƯỚC Ở MẶT VÀ BÀN TAY TÓM TẮT Mục tiêu: Nhằm mục đích xác định kích thước dọc cắn khớp. Phương pháp: chúng tôi thực hiện việc đo đạc trên 108 đối tượng (50nam, 58 nữ) các kích thước sau: sn–me (kích thước dọc cắn khớp), zy–zy, p–p,p–sn, p–ch, chiều dài lòng bàn tay trái, chiều dài ngón giữa trái. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp cắt ngang môtả và phân tích thống kê, ứng dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến,phương trình đáp ứng tốt nhất cho ước lượng kích thước dọc cắn khớp nhưsau: sn– me = 9,795 + 1,020 (p–ch) –0,752 (p–sn) + 0,184 (chiều dài lòngbàn tay trái). Kết luận: Công thức trên tương đối dễ áp dụng. Có thể xem khoảngcách sn–me ước lượng là một giá trị tham khảo cho thực hành, nhất là đốivới những trường hợp khó, bên cạnh các phương pháp xác định kích thướcdọc thông dụng khác. (sn– me: kích thước dọc cắn khớp; p–ch: khoảng cáchđường nối hai đồng tử đến khoé miệng; p–sn: khoảng cách từ đường nối haiđồng tử tới điểm dưới mũi) ABSTRACT Objectives: The purpose of this study was to estimate the occlusalvertical dimension (OVD) of Vietnamese. Method: To be applied in the oral rehabilitation of partial or totaledentulous mouth. The sample consisted of 108 subjects (50 ma les and 58females). Electrical caliper and spreading caliper were used to measure thefollowing dimensions: sn-me (OVD), zy-zy, p-p, p-sn, p-ch, length of leftpalm, length of left middle finger. Results: This was a crossectional descriptive and analytical study,using the multivariable regression analysis. The most appropriate equationfor estimating the OVD was follows: sn–me = 9.795 + 1.020 (p–ch) –0.752 (p–sn) + 0.184 (length of leftpalm) Conclusion: This formula found its application as the estimateddimension sn-me may be conceived as a referential value in clinical practice,as an alternative method of OVD determination. (sn– me: the occlusalvertical dimension; p–ch: space between the bipupillar line and the labialfissure; p–sn: space between the bipupillar line and the subnasal point). MỞ ĐẦU Trong thực hành lâm sàng, chúng ta phải thường xuyên tái lập kíchthước dọc cắn khớp cho bệnh nhân mất răng toàn bộ hay mất răng mà khôngcòn kích thước dọc cắn khớp. Đó là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải cósự kết hợp giữa khoa học và kinh nghiệm. Để đạt được mối tương quan hài hòa giữa thẩm mỹ khuôn mặt vànhững thành phần khác nhau của cấu trúc sọ–mặt, việc xác định kích thướcdọc trở nên quan trọng. Từ lâu, nhiều tác giả trên thế giới đã cố gắng đi tìmsự liên hệ giữa kích thước dọc và các số đo khác ở mặt như: Sigaud (1910),Goodfriend (1933), Niswonger (1934), Mc Gee (1947), Boyanov (1968),Domitti và Consani (1978), Martin và Monard (1982), Hayakawa (1986),Valette, Albouy và Ravon (1989)… Ở Việt Nam, các tác giả Hoàng TửHùng và Tôn Nữ Mộng Thúy cũng đã có nghiên cứu về vấn đề này trong“Bước đầu nghiên cứu kích thước tầng dưới mặt và tương quan của nó vớimột số kích thước khác ở mặt” năm 1993. Tương quan này đã được thể hiệnqua một phương trình hồi quy đơn biến. Theo hướng tiếp cận đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về tươngquan của kích thước dọc cắn khớp với một số kích thước khác không chỉ ởmặt mà còn mở rộng ở bàn tay. Với mục tiêu là thiết lập phương trình hồiquy đa biến tiên đoán kích thước dọc cắn khớp, ứng dụng trong điều trị phụchình răng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 108 sinh viên (58 nữ và 50 nam) của Đại học YDược Thành phố Hồ Chí Minh. Các đối tượng nghiên cứu phải đáp ứng cácđiều kiện sau: - Là người trưởng thành (18 tuổi trở lên), có cha mẹ là người Việt, dântộc Kinh, - Có bộ răng thật. Nét mặt nhìn nghiêng tương đối hài hòa (góc lồimặt từ 0o đến 13o), - Không có biểu hiện bệnh lý của khớp thái dương hàm và những thànhphần khác của hệ thống nhai, chưa bị tai nạn gây tổn thương ở mặt, sọ, chưa quaphẫu thuật và điều trị chỉnh hình. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích. Phương tiện nghiên cứu - Thước trượt điện tử có độ chính xác đến 0,01mm, - Com pa đo độ rộng, - Máy ảnh kỹ thuật số Canon, loại SLR, hiệu EOS 300D, 6.3MP, ốngkính 35 mm, có khoảng tiêu cự 28–105 mm. - Dụng cụ đo phỏng theo thước đo của Hayakawa (hình 1), Hình 1: Dụng cụ đo phỏng theo thước đo của Hayakawa - Dụng cụ định vị mặt phẳng nằm ngang: gồm một thước ngang gắncố định trên một giá ba chân điều chỉnh được chiều cao. Các bước tiến hành Đo đạc trên mặt và bàn tay theo trình tự sau: - Xác định trên da những điểm mốc rồi đo kh ...

Tài liệu được xem nhiều: