Danh mục

Vài nét về Samulnori

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất nước Hàn quốc đã được thế giới biết đến với Kim chi, với điệu múa puchaechum, và rất nhiều các nét văn hóa đặc sắc khác trong đó có Samulnori. Samulnori là 1 thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc, dù ra đời chưa lâu (1978) nhưng Samulnori mang trong mình sự độc đáo, nét đặc trưng của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Chính vì vậy, thông qua nghiên cứu khoa học với tiêu đề “Vài nét về Samulnori”, tác giả muốn cùng được chia sẻ những thông tin, kiến thức mà mình đã tìm hiểu được trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về Samulnori HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 VÀI NÉT VỀ SAMULNORI SVTH: Đào Phương Anh (1H-10) GVHD:Vũ Thanh Hải I. MỞ ĐẦU Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong sự phát triển và hình thành nền văn hóa của mỗi quốc gia. Âm nhạc truyền thống của mỗi đất nước thể hiện một phần nào đó về những giá trị tinh thần và những đặc trưng văn hóa của đất nước đó. Đất nước Hàn quốc đã được thế giới biết đến với Kim chi, với điệu múa puchaechum, và rất nhiều các nét văn hóa đặc sắc khác trong đó có Samulnori. Samulnori là 1 thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc, dù ra đời chưa lâu(1978) nhưng Samulnori mang trong mình sự độc đáo, nét đặc trưng của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Chính vì vậy, thông qua nghiên cứu khoa học với tiêu đề “Vài nét về Samulnori”, tôi muốn cùng được chia sẻ những thông tin, kiến thức mà mình đã tìm hiểu được trong quá trình làm bài nghiên cứu khoa học này. II. NỘI DUNG 1. Khái quát về Samulnori Định nghĩa Samulnori(사물놀이) là 1 thể loại âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc bắt nguồn từ Nongak(nông nhạc) - một thể loại dân gian của Hàn Quốc bao gồm âm nhạc, xiếc, múa dân gian và những nghi thức được thực hiện ở những làng trồng lúa để đảm bảo hay ăn mừng 1 vụ mùa bội thu. “Samul”có nghĩa là bốn vật thể, nori có nghĩa là “chơi”. Samulnori được biểu diễn với bốn loại nhạc cụ khác nhau. 96 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Soi(kkwaenggwari)(쇠; 꽹 과 리): là chiếc cồng nhỏ Janggo (장 고): là chiếc trống có hình dạng như chiếc đồng hồ cát Jing (징) là chiếc cồng lớn hơn so với Soi 97 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Buk (북) là trống thùng Mỗi loại nhạc cụ lại biểu hiện cho một yếu tố tự nhiên. Soi thể hiện “mây. Jing thể hiện “mưa”. Janggo thể hiện “gió”. Và Buk thể hiện “sấm chớp”. Trong đó, Soi và Jing được làm từ kim loại. Janggo và Buk được làm từ da. Soi được làm chủ yếu từ đồng với những dây bằng vàng hoặc bạc. Jing là một chiếc cồng đi với 1 chiếc gậy dùng để đánh. Janggo thường được gọi là “trống đồng hồ cát”bởi hình dạng của nó. Janggo có 2 mặt trống, mỗi mặt trống được làm từ một loại da khác nhau. Mặt trái của trống thường được làm bằng da bò và mặt phải thì thường được làm bằng da ngựa. Buk là 1 chiếc trống tròn có hình dạng khá giống với những chiếc trống mà ta thường thấy. Buk được làm từ một khúc gỗ thông, được làm cho rỗng ruột, và 2 miếng da bò được gắn chặt vào khúc gỗ đó . Buk khi chơi cũng cần tới dùi. Khi chơi, sự hài hòa của bốn loại nhạc cụ thể hiện cho sự hài hòa giữa vũ trụ và thiên nhiên và con người giữa quy luật âm dương thay đổi. Trong đó, Buk và Janggo thể hiện cho âm thanh của mặt đất; Soi và Jing thể hiện cho âm thanh của bầu trời. 2. Samulnori được biểu diễn như thế nào 98 HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5 Tháng 3 - 2011 Một ban nhạc chuyên nghiệp biểu diễn samulnori thường có khoảng trên 24 người biểu diễn. Thường sẽ bao gồm 8 người chơi nhạc cụ, 8 vũ công biểu diễn với Sogo (chiếc trống cầm tay nhỏ, dày khoảng 4 đến 5 cm) và 8 diễn viên bắt chước các nhân vật và 1 người chơi Taepyongso (chiếc kèn hình nón) . Những người chơi nhạc cụ chơi 4 loại nhạc cụ: Soi(kkwaenggwari), Janggo, Jing, Buk, Soi (kkwaenggwari) có đường kính khoảng 20cm và nhỏ hơn Jing. Nó thường được sử dụng trong nông nhạc, nhạc cung đình. Người nghệ sỹ thường giữ Soi (kkwaenggwari) bằng tay trái và cầm 1 chiếc gậy ở tay phải. Tay trái của người nghệ sỹ đóng vai trò điều khiển độ mạnh yếu của âm thanh. Nghệ sỹ chơi Soi (kkwaenggwari) được gọi là sangsoe. Soi (kkwaenggwari) đóng vai trò như “người dẫn đầu”dẫn dắt các loại nhạc cụ còn lại, ra hiệu cho những sự chuyển đổi trong âm thanh . Khi chơi Soi (kkwaenggwari) tạo ra âm thanh “kkwaeng- kkwaeng” Janggo là chiếc trống hình đồng hồ cát. Khi biểu diễn, Người nghệ sỹ ngồi khoanh chân và Janggo được đặt ngay trước chân người chơi. Mặt phải của trống dượcđánh bằng một chiếc gậy tre và mặt trái của trống được đánh bằng lòng bàn tay. Một mặt của trống sẽ tạo ra âm thanh rất cao “deong deong”khiến người nghe cảm thấy phấn khích. Buk là chiếc trống thùng, có hình dạng khá giống với những chiếc trống ta thường thấy. Khi biểu diễn người nghệ sỹ đặt chiếc trống dựng thẳng lên và đánh trống bằng một chiếc dùi. Buk nhận nhiệm vụ tạo âm thanh trầm. Khi chơi Buk sẽ tạo ra âm thanh “boom boom”. Buk cũng đóng vai trò “trợ giúp”cho Janggo khi biểu diễn. Jing là chiếc cồng lớn hơn so với Soi, có đường hình khoảng từ 21 ~ 48 cm, ...

Tài liệu được xem nhiều: